5 Hồ Nước Ngọt Lớn Nhất Việt Nam

5 Hồ Nước Ngọt Lớn Nhất Việt Nam

Nằm ẩn mình trong lòng vùng núi Siberia của Nga, hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới tính theo thể tích với khả năng chứa đựng 22-23% nguồn nước ngọt toàn thế giới. Đặc biệt, hồ còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới, được hình thành từ khoảng 25 triệu năm trước khi một khe nứt khổng lồ mở ra trên lục địa Á-Âu. Với vẻ đẹp nguyên sơ và thiên nhiên độc đáo, hồ Baikal được mệnh danh là "Hòn ngọc của thế giới".

Hồ Baikal có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học

Chỉ có khoảng 20 hồ trên thế giới được biết đến là thực sự cổ xưa, tức là đã tồn tại hơn một triệu năm. Hồ Baikal là một trong số đó và cũng là hồ lâu đời nhất với tuổi ước tính khoảng 25-30 triệu năm. Các hồ cổ khác bao gồm hồ Issyk-Kul ở vùng núi Bắc Tian Shan ở Đông Kyrgyzstan và hồ Maracaibo ở Tây Bắc Venezuela, cả hai đều là hồ muối.

Các hồ cổ xưa được hình thành không phải do kết thúc kỷ băng hà cũng không phải do nước tích tụ từ các con sông. Chúng được tạo ra trong các vùng rạn nứt đang hoạt động, nơi các mảng kiến tạo di chuyển xa nhau, tạo ra các thung lũng và hố sâu theo thời gian. Điều này cũng là cách mà hồ Baikal được hình thành, mặc dù một số hồ cổ khác cũng được hình thành sau sự tác động của thiên thạch hoặc từ bên trong các ngọn núi lửa không hoạt động.

Năm 1996, hồ Baikal được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Năm 1996, hồ Baikal được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhờ hệ động thực vật đặc biệt đa dạng của khu vực cũng như giá trị của nó đối với nghiên cứu khoa học.

Nếu ai đó hỏi rằng đâu là địa điểm không thể bỏ qua khi đến Bắc Kạn, chắc chắn phải là hồ Ba Bể - Vườn Quốc gia nổi tiếng đẹp như tranh vẽ ở Đông Bắc Việt Nam.

Hồ Ba Bể không phải là cái tên xa lạ, ngay từ những ngày còn bé, hẳn ai cũng đã từng được nghe đến "sự tích hồ Ba Bể". Nhưng không phải người nào cũng đủ duyên có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp tuyệt mỹ của viên ngọc lục bảo này.

Hồ Ba Bể nhìn từ trên cao. (Ảnh: indochinamotorbiketours)

Được hình thành từ một vùng núi đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm làm rỗng lòng khối núi, nơi đây vô tình tạo nên một trong những vùng hồ đẹp và lớn nhất nước ta.

Mặt nước xanh trong có thể nhìn thấy đáy và lớp rong rêu phía dưới. (Ảnh: gattino_tong_hoang)

Là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, lọt top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, được công nhận là 1 trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ vào năm 1995, năm 2004 được công nhận là Vườn di sản ASEAN... một vài thống kê trên đã phần nào cho thấy nét độc đáo của Vườn Quốc gia Ba Bể.

Mặt hồ phẳng lặng soi bóng cảnh vật xung quanh. (Ảnh: gattino_tong_hoang)

Cảnh núi non hùng vĩ dọc bên hồ. (Ảnh: dans_loeil_de_greg)

Với diện tích mặt hồ lên đến 650ha, độ sâu trung bình 20 - 25m trải dài hơn 8km, hồ Ba Bể hiện ra như một mặt gương phẳng lặng phản chiếu bầu trời xanh trong cùng núi non hùng vĩ. Hồ là nơi hội tụ của ba nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng, cũng vì vậy mà nơi đây còn được người dân địa phương gọi với cái tên Slam Pé, nghĩa là ba hồ.

Hồ Ba Bể còn được người dân địa phương gọi với cái tên Slam Pé. (Ảnh: babelakeside)

Vườn Quốc gia Ba Bể không chỉ được ban tặng phong cảnh hữu tình, thơ mộng mà còn là khu bảo tồn sinh quyển lớn với đa dạng động thực vật và hệ thống hang động kỳ vĩ, từ hang khô đến hang nước và hệ thống sông ngầm.

Hệ thống hang động đồ sộ nằm ở Vườn Quốc gia Ba Bể. (Ảnh: nhaat.shine)

Một chuyến đi dạo trên lòng sông bằng thuyền bè sẽ chiêu đãi du khách một bức tranh đẹp đến siêu thực, hoàn toàn được vẽ nên bởi bàn tay của Mẹ thiên nhiên. Có rất nhiều lựa chọn dành cho du khách để tạo nên một trải nghiệm phù hợp cho riêng mình như thuyền lớn, thuyền nhỏ, thuyền độc mộc và cả kayak dành cho những tâm hồn thích mạo hiểm.

Có nhiều phương tiện để du khách lựa chọn nhằm đem đến trải nghiệm tuyệt vời nhất. (Ảnh: val_orange)

Những chiếc thuyền độc mộc mà người dân địa phương sử dụng. (Ảnh: khuongmanh)

Mênh mông trên sóng nước, chiêm ngưỡng từng khối núi đá hàng triệu năm tuổi, phóng tầm mắt về khoảng không bao la thanh bình trước mắt rồi nghe lại về sự tích của hồ, một cảm giác vừa phiêu lưu vừa lãng đãng thơ thẩn đầy thú vị.

Đặc biệt, nếu đến hồ Ba Bể vào khoảng thời gian sáng sớm, trải nghiệm sẽ càng tuyệt vời hơn khi những làn sương sớm vẫn chưa kịp tan đi, là đà phủ khắp hồ, núi rừng lúc ẩn lúc hiện trong lớp màn trắng nửa thật nửa hư ảo, đẹp và thi vị đến nao lòng.

Cảnh đẹp như tranh vẽ trên hồ Ba Bể vào những buổi sớm mờ sương. (Ảnh: cheaptravelbuddy)

Sương phủ khắp mặt sông khiến cảnh vật mờ ảo càng tăng thêm vẻ thơ mộng cho chuyến du ngoạn. (Ảnh: ducchien102)

Chuyến du ngoạn trên hồ sẽ đưa bạn tham quan các địa danh như Động Hua Mạ, quần thể du lịch Ao Tiên, đảo Pò Giả Mải (đảo Bà Gúa), động Puông, thác Đầu Đẳng…

Bên cạnh việc đắm mình trong cảnh sắc tươi đẹp, du khách còn có cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống cũng như khám phá thêm văn hóa đặc sắc của người dân bản địa.

Một lần đến với hồ Ba Bể, Bắc Kạn, chắc chắn bạn sẽ có được những kỷ niệm khó quên và càng thêm ngạc nhiên với cảnh sắc tươi đẹp, kỳ vĩ của đất nước mình.

Từ xa xa, những đám mây là đà lơ lửng giữa lưng chừng hồ. (Ảnh: liemdang)

Du khách có cơ hội đám chìm giữa bầu không khí trong lành và thanh tĩnh khi đến với hồ Ba Bể. (Ảnh: liemdang)

Với độ sâu ước tính khoảng 1.642m, hồ Baikal hiện đang là hồ sâu nhất thế giới

Suốt hàng thế kỷ, các nhà khoa học và nhà thám hiểm Nga đã không khỏi bất ngờ trước quy mô của hồ Baikal. Nỗ lực đầu tiên để đo độ sâu của hồ này được ghi nhận vào năm 1797 bởi các công nhân của nhà máy Kolyvano-Voskresensky ở Altai, Smetanin và Kopylov, ghi lại mức độ sâu khoảng 1.238m (tương đương khoảng 4.000 feet).

Từ năm 1876-1902, một cuộc thám hiểm thủy văn quy mô lớn đã được tiến hành dưới sự chỉ đạo của FK Drizhenko để khảo sát tỉ mỉ hồ Baikal. Cuộc khảo sát này đã ghi nhận độ sâu lớn nhất ở trung tâm hồ Baikal, từ 1.450-1.552m. Một cuộc thám hiểm tiếp theo vào những năm 1930 đã đo được độ sâu tối đa là 1.741m. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát này thường sử dụng dây thừng để đo đạc độ sâu của hồ.

Hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất thế giới

Với độ sâu ước tính khoảng 1.642m, hồ Baikal hiện đang là hồ nước sâu nhất thế giới.

Hồ được hình thành cách đây khoảng 25-30 triệu năm, chứa được tới hơn 23.000km3 nước (tương đương 22-23% lượng nước toàn cầu)

Vì khu vực ở hai bên Baikal nằm ở độ cao vượt quá 2.000m, ranh giới mảng kiến tạo phân kỳ đã tạo ra một hố sâu. Điều này giải thích tại sao Baikal chứa một lượng nước đáng kinh ngạc - hơn 23.000km3.

Hồ Baikal có diện tích bề mặt chỉ bằng một nửa của hồ Michigan và chỉ đứng thứ 7 trong số các hồ lớn nhất thế giới theo diện tích bề mặt, tuy nhiên, độ sâu của nó làm cho hồ này chứa nhiều nước hơn tất cả các hồ lớn ở Bắc Mỹ cộng lại.

Địa chất và hệ sinh vật độc đáo của hồ Baikal

Với tuổi đời lớn và không bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ băng hà, hồ Baikal trở thành một kho tàng quý giá cho khoa học. Các mẫu trầm tích từ các lỗ khoan sâu có thể tiết lộ những biến động khí hậu trong hàng triệu năm, cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết. Các lớp trầm tích sâu nhất của hồ này có thể chứa hydrate khí tự nhiên trong nước ngọt.

Mặc dù độ sâu rất lớn nhưng nước trong hồ Baikal lại có hàm lượng oxy cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật ở mọi độ sâu trong hồ. Thực tế, hồ Baikal là nơi ở của nhiều loài động, thực vật hơn bất kỳ hồ nào khác trên thế giới, với hơn 3.600 loài, trong đó có nhiều loài không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Một ví dụ điển hình là hải cẩu Baikal (Pusa sibirica), loài hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, trên bờ hồ, có thể tìm thấy gấu nâu, chó sói, hươu, nai, chim và đủ loại gặm nhấm và động vật ăn thịt nhỏ khác.

Hải cẩu Baikal (Pusa sibirica), loài hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới

Tuy nhiên, đa dạng sinh học và chất lượng nước của khu vực đang bị đe dọa. Các phong trào bảo vệ môi trường quốc tế và cũng như chính quyền Nga đã bắt đầu đấu tranh với các yếu tố gây nguy hiểm cho môi trường của hồ.

Với vẻ đẹp nguyên sơ và thiên nhiên độc đáo, hồ Baikal được mệnh danh là "Hòn ngọc của thế giới"

Từ những năm 1950, các nhà khoa học Liên Xô đã tiến hành các cuộc khảo sát về hồ Baikal bằng việc sử dụng máy đo tiếng vang để ghi lại thời gian mà sóng âm đi qua nước và phản xạ trở lại máy thu. Phương pháp này mang lại kết quả đo chính xác hơn nhiều, ước lượng độ sâu khoảng 1.620m.

Cuối cùng, vào năm 1992, một bản đồ đo độ sâu toàn bộ hồ Baikal được biên soạn bởi Bộ Quốc phòng Liên Xô, cho thấy kết quả đo tiếng vang chỉ ra độ sâu tối đa là 1.642m - con số này vẫn được chấp nhận đến ngày nay.

Điểm sâu nhất được ghi nhận thường nằm ở phần trung tâm của hồ. Theo một quy tắc thực nghiệm đưa ra bởi nhà tự nhiên học và nhà văn nổi tiếng người Mỹ, Henry Thoreau, điểm sâu nhất của hồ thường nằm ở điểm giao của chiều dài và chiều rộng lớn nhất của nó, và điều này cũng đúng trong trường hợp của hồ Baikal.

Vai trò đặc biệt của hồ Bailkal đối với nghiên cứu khoa học

Hầu hết các hồ lớn trên thế giới chỉ có vài nghìn năm tuổi, chúng hình thành sau kỷ băng hà cuối cùng khi nước đá tan chảy và sự thoát nước của các con sông. Những hồ này sau đó thường bị lấp đầy bởi trầm tích theo thời gian và thường không sâu hơn vài trăm mét.