Với mục tiêu hướng đến đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân; trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng ưu đãi đặc biệt, là một trong 3 nhóm đối tượng được hưởng những quyền lợi cao nhất về giáo dục, y tế, nước sạch - vệ sinh môi trường… Với sự ra đời của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008, tất cả trẻ em dưới 6 tuổi đều được Nhà nước cấp thẻ BHYT để khám, chữa bệnh.
Tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ BHYT
Giá trị sử dụng của thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi căn cứ theo quy định tại Khoản 10, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế 2014 (Luật số 46/2014/QH13) sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2008. Cụ thể thời hạn sử dụng được quy định như sau:
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.
Dựa vào cách tính thời hạn BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi thì có thể nắm được thời hạn sử dụng của thẻ BHYT được đảm bảo chính xác mà không cần bất cứ phương tiện tra cứu nào.
Tra cứu bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí theo Thông tư 30/2020/TT-BYT và Nghị định 146/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/03/2021 trẻ sơ sinh đã được làm giấy khai sinh sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí ngay từ khi vừa sinh ra, tức là trẻ em dưới 6 tuổi vẫn có thẻ bảo hiểm y tế.
Cách tra cứu bảo hiểm y tế cho trẻ
Tra cứu bảo hiểm y tế cho trẻ em trên 6 tuổi
Đối với trẻ em trên 6 tuổi có thể tra cứu bảo hiểm y tế thông qua Cổng thông tin của cơ quan BHXH Việt Nam. Các bước tra cứu như sau:
Truy cập Cổng thông tin của cơ quan BHXH Việt Nam theo đường dẫn sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/
Người dùng nhấn chọn chức năng tra cứu trực tuyến như hình sau:
Người dùng nhập thông tin tra cứu BHYT gồm: mã số thẻ BHYT; họ tên; ngày tháng năm sinh. Sau đó tích chọn ô “Tôi không phải người máy”.
Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT cho trẻ.
Khi nhập đúng, đủ thông tin hệ thống sẽ hiển thị kết quả tra cứu bảo hiểm y tế ngay phía dưới.
Thông tin cá nhân: Họ tên chủ thẻ BHYT, ngày sinh, giới tính
Ngoài cách tra cứu BHYT thông qua website của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ba mẹ của trẻ còn có thể tra cứu thông qua ứng dụng VssID - BHXH số nếu bố mẹ đã đăng ký tài khoản giao dịch BHXH điện tử cho con.
Trên đây là thông tin cách tra cứu bảo hiểm y tế cho trẻ, Thaisonsoft hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Trong trường hợp
Vai trò của bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe là vấn đề trọng tâm để bảo đảm cuộc sống hạnh phúc đối với người cao tuổi. Quá trình già hóa làm thay đổi các đặc trưng về mặt sinh học, dẫn đến hạn chế các chức năng nghe, nhìn, vận động, làm gia tăng các loại bệnh tật và nguy cơ tử vong ở nhóm người cao tuổi. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tổn hại về mặt tinh thần, tính tự chủ và độc lập trong cuộc sống, “là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn tới nguy cơ bần cùng hóa cuộc sống của nhóm người cao tuổi cũng như gia đình của họ”(1).
Nhận thức chăm sóc sức khỏe là quan trọng, nhưng bảo đảm khả năng tài chính cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn là thách thức lớn với nhiều người cao tuổi và gia đình họ, bởi chi phí chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thường cao hơn so với chi phí khám, chữa bệnh của nhóm người trẻ tuổi. “Chi phí điều trị cho người cao tuổi thường cao gấp tám đến mười lần so với người trẻ; mặc dù người cao tuổi chiếm hơn 10% số dân nhưng sử dụng tới hơn 50% chi phí điều trị mỗi năm”(2). Vì vậy, bảo đảm khả năng tài chính nhằm chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là chính sách quan trọng mà mọi quốc gia trên thế giới đều hướng đến.
Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe với giá cả hợp lý, nhiều quốc gia đã bảo đảm nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi thông qua bảo hiểm y tế. Việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế với người dân nói chung, với người cao tuổi nói riêng giúp các quốc gia thực hiện được ba mục tiêu cơ bản: “(i) Bảo đảm công bằng (khám, chữa bệnh theo nhu cầu, chứ không theo khả năng chi trả); (ii) Bảo vệ tài chính (bảo đảm để việc khám, chữa bệnh không dẫn tới tình trạng bần cùng hóa); (iii) Tiếp cận hiệu quả, toàn diện các dịch vụ y tế có chất lượng (bảo đảm thầy thuốc chẩn đoán chính xác, kê đơn, điều trị phù hợp, hợp lý)”(3).
Ở Việt Nam, quá trình già hóa dân số đang tăng nhanh, đặt ra yêu cầu phải cải cách chính sách bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, giúp họ phòng ngừa được các bệnh mãn tính, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho y tế, tránh bần cùng hóa các gia đình có người cao tuổi, đồng thời giúp thực hiện mục tiêu “phát triển bao trùm - không ai bị bỏ lại phía sau”. Việc xây dựng và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế phù hợp mang đến cơ hội bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho người cao tuổi, đồng thời đem lại nhiều cơ hội “phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình”(4), nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội bền vững.
Thực trạng mức độ bao phủ bảo hiểm y tế với người cao tuổi ở Việt Nam những năm qua
Hiện nay, cả nước có gần 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% tổng dân số. Dự báo đến năm 2035, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già và tỷ lệ người cao tuổi chiếm 20% tổng dân số. Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đang đặt ra những thách thức lớn về chăm sóc y tế cho người cao tuổi.
Phát triển bảo hiểm y tế cho người cao tuổi là một chủ trương lớn của Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi. Tại khoản 2, Điều 17 và khoản 1, Điều 18, Luật Người cao tuổi, những người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hằng tháng thì được mua thẻ bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước. Với điều luật này, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cho đến nay, tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế ngày một tăng: “Riêng năm 2019 - 2020, cả nước có thêm khoảng 1,1 triệu người dân tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó, đa số là người cao tuổi, đặc biệt là người từ 50 tuổi trở lên”(5). Số lượng người cao tuổi được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp thẻ bảo hiểm y tế đã tăng từ 8,8 triệu người năm 2016 lên đến 12,1 triệu người năm 2020(6). Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến năm 2020, trong số gần 13 triệu người cao tuổi đã có 12,1 triệu người được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Như vậy, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế với người cao tuổi ở nước ta là khá lớn, số lượng người cao tuổi chưa có thẻ bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ khá nhỏ là trên, dưới 5% tổng số người cao tuổi(7).
Cùng với mức độ bao phủ rộng là mức độ sử dụng bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh của người cao tuổi liên tục tăng. Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, “năm 2017, có 52,8 triệu lượt khám, chữa bệnh của người cao tuổi (chiếm tỷ lệ 31,4% số lượt khám chữa bệnh trên toàn quốc), chi phí 35.500 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40,2% tổng chi toàn quốc). Năm 2018, ước tính có khoảng 57 triệu lượt khám, chữa bệnh của người cao tuổi (chiếm tỷ lệ khoảng 34% số lượt khám, chữa bệnh trên toàn quốc)(8).
Trong thời gian qua, nhờ những cải tiến liên tục của chính sách bảo hiểm y tế nên quyền lợi trong chăm sóc sức khỏe của nhóm người cao tuổi ngày càng được mở rộng. Theo Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, quyền lợi đối với việc sử dụng các trang thiết bị vật tư y tế, như thuốc, vật tư y tế, kỹ thuật y tế... được xác định trên cơ sở mức đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế. Kể từ ngày 1-1-2021, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, việc thông tuyến bảo hiểm y tế nội trú tuyến tỉnh bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tại bệnh viện tuyến tỉnh, Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 100% (trước chỉ được thanh toán 60%) chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước theo mức hưởng cho người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh, điều trị không đúng tuyến. Việc liên tục cải tiến, hoàn thiện chính sách đã tạo cơ hội cho quyền lợi của người dân có thẻ bảo hiểm y tế nói chung, người cao tuổi nói riêng được mở rộng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách bảo hiểm y tế cho người cao tuổi còn có những hạn chế nhất định. Một là, có những người trong danh sách được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, nhưng trên thực tế, họ vẫn chưa nhận được thẻ, ảnh hưởng đến quyền lợi nếu chẳng may bị bệnh tật tại thời điểm đó. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2020 còn “khoảng hơn 500.000 người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo chưa có bảo hiểm y tế”(9). Hai là, còn một tỷ lệ khá lớn người cao tuổi không thuộc diện được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí đang sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn trong mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện, trong đó, chủ yếu là khó khăn về tài chính, bởi đây là những “đối tượng cận nghèo, mới thoát nghèo hoặc chưa đủ tuổi để được hỗ trợ 100% (80 tuổi)”(10). Ba là, người cao tuổi, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người sống đơn thân, không có điều kiện để có thể tận dụng các lợi ích của bảo hiểm y tế. Họ không thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi có triệu chứng của bệnh tật và lúc đó thường là bệnh nặng, làm gia tăng chi phí điều trị thuốc men và thời gian chữa bệnh.
Như vậy, một trong những thành tựu to lớn của chính sách phát triển bảo hiểm y tế ở nước ta những năm qua là diện bao phủ đối với nhóm người cao tuổi ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, dù mức độ bao phủ ngày càng rộng, song không phải lúc nào cũng đồng nhất với hiệu quả của việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Hơn nữa, dù tần suất sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh ở người cao tuổi là cao hơn so với các nhóm tuổi khác, nhưng việc khám, chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế lại không đồng nhất giữa các nhóm người cao tuổi nếu phân theo giới tính, khu vực, địa bàn cư trú. “Bảo hiểm y tế… có mặt còn hạn chế; thụ hưởng của người dân từ thành tựu phát triển của đất nước chưa hài hòa”(11).
Trong những năm tới, cùng với việc tiếp tục mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế, cần nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đối với người cao tuổi, như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra: “Bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi; bảo đảm 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung”(12). Để thực hiện mục tiêu này, cần tập trung vào một số giải pháp:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế. Hiện tại, Nhà nước đã trợ cấp toàn bộ 100% chi phí bảo hiểm y tế cho người nghèo và các đối tượng khó khăn, trợ cấp mua bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo là 70%. Để thực hiện mục tiêu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế như Đại hội XIII của Đảng đề ra, Nhà nước cần tiếp tục duy trì mức trợ cấp 100% với đối tượng người nghèo, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên; hướng tới cân nhắc hạ độ tuổi của người cao tuổi được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí xuống 75 tuổi; tăng mức trợ cấp cho đối tượng cận nghèo lên mức 100%, bởi hiện tại nhiều người cao tuổi thuộc nhóm cận nghèo vẫn không có đủ điều kiện mua bảo hiểm y tế với mức trợ cấp hiện hành. Việc cấp phát thẻ bảo hiểm cho người cao tuổi cần nhanh chóng, áp dụng số hóa để thuận lợi cho việc quản lý, cấp phát, gia hạn thẻ, hạn chế tối đa tình trạng chậm trễ cấp phát thẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, nhằm giảm bớt thủ tục, sự đi lại của người cao tuổi và những người chăm sóc họ.
Thứ hai, tích cực tuyên truyền thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi để người cao tuổi và những người chăm sóc họ hiểu biết về những quyền lợi được hưởng, cũng như hiểu biết về các quy trình, thủ tục khám, chữa bệnh nhằm sử dụng hiệu quả hơn thẻ bảo hiểm y tế. Tăng cường thông tin về vai trò của bảo hiểm y tế đối với việc chăm sóc sức khỏe, bảo đảm tài chính, các gói quyền lợi mà người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng... Công tác truyền thông không chỉ hướng đến đối tượng là người cao tuổi, mà cần tập trung vào người chăm sóc họ với các hình thức phù hợp với từng đối tượng theo giới tính, vùng, miền, dân tộc. Để nâng cao chất lượng truyền thông, cần có các chỉ số giám sát, đánh giá để định lượng những thay đổi về kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng đã được truyền thông.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện chính sách tài chính thúc đẩy sự tham gia bảo hiểm y tế bằng việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình, giúp giảm tỷ lệ người cao tuổi không có thẻ thông qua cơ chế khuyến khích người lao động trẻ có thu nhập hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người cao tuổi không có thu nhập hoặc thu nhập thấp trong phạm vi hộ gia đình. Nâng cao tỷ lệ hỗ trợ với người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.... Gắn việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, với Quyết định số 1579/QĐ-TTg, ngày 13-10-2020, của Thủ tướng Chính phủ, về “Phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030”. Bảo đảm thực hiện đồng bộ bảo hiểm y tế với ba chiều bao phủ: theo chiều rộng (dân số), theo chiều sâu (gói dịch vụ) và theo chiều cao (bảo vệ tài chính) đối với người cao tuổi.
Thứ tư, tiếp tục xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe thích ứng với tình trạng già hóa dân số nhanh, thực hiện tốt đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 - 2025 theo Quyết định số 2628/QĐ-BYT, ngày 22-6-2020, của Bộ Y tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là các tuyến y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, với trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại hơn, đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn tốt nhằm thu hút người cao tuổi đi khám bệnh định kỳ, chữa bệnh ngay từ khi mới phát sinh, giảm tỷ lệ bệnh mãn tính, bệnh nặng, qua đó, giảm chi phí khám, chữa bệnh cho người cao tuổi. Mở rộng gói quyền lợi chăm sóc sức khỏe với người cao tuổi thông qua bảo hiểm y tế và các loại hình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe mới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, như khám sức khỏe định kỳ, dịch vụ hỗ trợ tư vấn sức khỏe, dịch vụ chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng, tại nơi cư trú. Hỗ trợ, tạo điều kiện, có chính sách thuế ưu đãi để xây dựng, phát triển các trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng và phát triển các dịch vụ bảo hiểm y tế tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe./.
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học năm 2021: “Chính sách bảo hiểm y tế cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì (1) Xem: Teramoto Minoru và các đồng nghiệp: “Tiếp cận bảo hiểm y tế của người cao tuổi thuộc diện nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp một xã huyện Bình Chánh)”, 2019 (2) Đào Quang Vinh, Nguyễn Mai Hường: “Tăng tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/tang-ty-le-nguoi-cao-tuoi-tham-gia-bao-hiem-y-te-321433/, truy cập ngày 12-5-2021 (3) Xem: Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hương, Kari L. Hurt, và Hernan L. Fuenzalida-Puelma: Tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam: Đánh giá và giải pháp, Ngân hàng Thế giới, 2014 (4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 170 (5) Đình Nam: “Năm 2021: Tất cả người cao tuổi đều có BHYT”, https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/33723/nam-2021-tat-ca-nguoi-cao-tuoi-deu-co-bhyt, truy cập ngày 11-5-2021 (6) Xem: Hoa Quỳnh: “Bảo hiểm y tế: Điểm tựa về sức khỏe cho người cao tuổi”, https://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/bao-hiem-y-te-diem-tua-ve-suc-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-306523.html, truy cập ngày 26-5-2021 (7) Đào Quang Vinh, Nguyễn Mai Hường: “Tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/tang-ty-le-nguoi-cao-tuoi-tham-gia-bao-hiem-y-te-321433/, truy cập ngày 12-5-2021 (8) Bảo hiểm xã hội Việt Nam: “Bảo hiểm y tế góp phần quan trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”, https://baohiemxahoi.gov.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=12517&IsTA=False, truy cập ngày 26-5-2021 (9) Đình Nam: “Năm 2021: Tất cả người cao tuổi đều có bảo hiểm y tế” , Tlđd (10) Bảo hiểm y tế: “Điểm tựa về sức khỏe cho người cao tuổi”, https://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/bao-hiem-y-te-diem-tua-ve-suc-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-306523.html, truy cập ngày 26-5-2021 (11), (12) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 86, tr. 271
Khi bạn kết thúc quá trình mua bảo hiểmOSHC, cơ quan OSHC sẽ gửi thư chào mừng bạn trong vòng 24 giờ.
Bạn cũng sẽ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm OSHC có tên bạn (và người phối ngẫu và trẻ em phụ thuộc, nếu bạn mua bảo hiểm diện gia đình), thời hạn bảo hiểm và danh số hợp đồng. Bạn cũng sẽ nhận được thông tin hướng dẫn về cách thức:
Kích hoạt OSHC của bạn (nếu cần) để bạn có thể dùng khi đến Úc;
Hủy bỏ OSHC nếu đơn xin visa học sinh của bạn bị từ chối;
Dùng đường dây trợ giúp 24/7 để nhận được các dịch vụ của OSHC.
Là du học sinh, bạn cần giấy chứng nhận OSHC để nhận được visa hoặc gia hạn visa với Bộ Nội vụ của Chính phủ Úc. Nếu bạn được nhân viên tư vấn IDP trợ giúp, bạn cần gửi cho họ một bản của giấy chứng nhận này để họ thu xếp visa cho bạn.
Khi đến Úc, bạn có thể cần kích hoạt hợp đồng OSHC của mình và có thể bắt đầu sử dụng (nhưng mong rằng bạn sẽ không cần đến!)
Những gì nên làm nếu bạn bị bệnh hoặc thương tích
Trừ khi bạn ở vùng hẻo lánh tại Úc, bạn luôn có hỗ trợ y tế gần nơi mình ở, với các chuyên viên thân thiện và chuyên nghiệp của nhiều ngành y tế.
Việc dò tìm qua hệ thống y tế Úc có thể làm bạn bối rối. Nếu bạn không chắc nên làm gì hoặc không chắc mình có được chi trả đối với loại chữa trị hoặc dịch vụ nào, hãy liên lạc với cơ quan OSHC để thảo luận. Họ có thể có đường dây trợ giúp 24 giờ để trợ giúp y tế và tư vấn và cũng có thể kết nối bạn với dịch vụ thông dịch.
Nếu bạn cần cứu cấp y tế do sự cố ảnh hưởng đến tính mạng, hãy đến khu cấp cứu của bệnh viện công gần nhất hoặc gọi điện thoại số 000 (Dịch vụ Khẩn cấp) ngay lập tức để được giúp đỡ. Tất cả bệnh viện công đều có khoa cấp cứu và tai nạn, do đó bạn luôn có thể nhận được sự giúp đỡ.
Bạn có thể phải chờ đợi trong thời gian ngắn nếu bệnh trạng hoặc thương tích của mình không khẩn cấp như những người khác cũng đang chờ.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc thu xếp trả tiền chữa trị hoặc chuyên chở trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi đến tư vấn viên OSHC của bạn.
Có hai loại bệnh viện tại Úc – công và tư. Bạn có thể gặp khó khăn về những gì quy định để được bảo hiểm chi trả tại bệnh viện, do đó chúng tôi khuyên rằng trước khi bạn đến bệnh viện để được chữa trị, hãy liên lạc với cơ quan OSHC. Họ sẽ ước tính tổn phí của bạn và đề nghị phương án tốt nhất cho bạn.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe nhưng không cần giúp đỡ khẩn cấp, bạn có thể đi gặp bác sĩ (General Practitioner [GP] – bác sĩ đa khoa) tại một cơ sở y tế. Bác sĩ (GP) có thể thẩm định và chữa trị thương tích về các vấn đề sức khỏe tổng quát, cho toa thuốc và giới thiệu bạn đến các xét nghiệm chẩn đoán đơn giản nếu cần. Họ cũng có thể giới thiệu bạn đến các bác sĩ chuyên khoa nếu có vấn đề phức tạp hơn nữa.
Nếu bạn cần gặp bác sĩ nào đó vì lý do văn hóa, hoặc bạn chỉ muốn gặp bác sĩ nam hoặc nữ, thường thì việc này có thể thu xếp được. Nhớ yêu cầu họ về việc này khi đặt hẹn trước nhé
Cơ quan OSHC có thể giúp bạn tìm trung tâm y tế hoặc tìm các phương pháp tư vấn y tế thuận tiện cho bạn.
Nếu có quan ngại đôi chút về sức khỏe, bạn có thể hỏi dược sĩ để được tư vấn y tế. Họ có nhiều kiến thức và sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Nếu cần thuốc men cơ bản như thuốc ho, thuốc cảm, hoặc thuốc giảm đau loại nhẹ, bạn chỉ việc ghé vào một tiệm thuốc tây và mua thuốc. Các thuốc này gọi là thuốc mua qua quầy (over-the-counter medicines). Một số thuốc mua qua quầy, chẳng hạn như thuốc hít suyễn, chỉ có thể được bán sau khi bạn thảo luận với dược sĩ.
Bạn cũng có thể mua một số thuốc-qua-quầy tại các siêu thị và tiệm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, họ có rất nhiều loại thuốc men thay thế khác.
Nếu có quan ngại đôi chút về sức khỏe, bạn có thể hỏi dược sĩ để được tư vấn y tế. Họ có nhiều kiến thức và sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Nếu cần thuốc men cơ bản như thuốc ho, thuốc cảm, hoặc thuốc giảm đau loại nhẹ, bạn chỉ việc ghé vào một tiệm thuốc tây và mua thuốc. Các thuốc này gọi là thuốc mua qua quầy (over-the-counter medicines). Một số thuốc mua qua quầy, chẳng hạn như thuốc hít suyễn, chỉ có thể được bán sau khi bạn thảo luận với dược sĩ.
Bạn cũng có thể mua một số thuốc-qua-quầy tại các siêu thị và tiệm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, họ có rất nhiều loại thuốc men thay thế khác.
Cách thức để tôi khai đòi phúc lợi?
Khi bạn được chữa trị tại bệnh viện và/hoặc đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể khai đòi phúc lợi qua các dịch vụ trực tuyến của cơ quan OSHC hoặc qua ứng dụng (nếu có) của cơ quan OSHC. Hoặc bạn có thể gửi biên nhận của mình qua bưu điện, nộp cho một đại lý tại học khu hoặc nộp tại văn phòng OSHC. Nếu đơn khai của bạn được chấp thuận, thường thì trong vòng vài ngày tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn
Tôi có thể nâng cấp OSHC của mình nếu bảo hiểm này không còn phù hợp với nhu cầu của tôi được không?
Được, miễn là bạn có OSHC và bạn đáp ứng các yêu cầu về visa.
Điều gì xảy ra với OSHC của tôi nếu tôi rời khỏi nước Úc?
Bảo hiểm OSHC của bạn sẽ kết thúc vào ngày bạn rời khỏi Úc, hoặc ngày mà bạn không còn có Visa Học sinh, hoặc vào ngày hết hạn (expiry date) đã có ghi trong giấy Chứng nhận Bảo hiểm, tùy theo điều nào xảy ra trước.
Tuy nhiên, nếu bạn rời Úc để đi nghỉ dưỡng nhưng trở về trước ngày hết hạn có ghi trên Chứng nhận Bảo hiểm và khi trở về bạn vẫn còn giữ Visa Học sinh có hiệu lực, thì bảo hiểm OSHC của bạn sẽ hoạt động trở lại khi bạn trở về Úc và tiếp tục cho đến hết thời hạn bảo hiểm của bạn. Vui lòng liên lạc Cơ quan Y tế của bạn để biết thêm thông tin.
Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn trở về quê hương sớm hơn dự kiến, bạn có thể nhận được tiền bồi hoàn cho khoảng thời gian còn lại của việc bảo hiểm.
Sẽ như thế nào nếu như tôi hủy bỏ bảo hiểm OSHC?
Các quy định di trú của Úc khá nghiêm ngặt. Nếu bạn hủy bỏ việc bảo hiểm của mình, bạn sẽ không còn đáp ứng được các yêu cầu của visa. Visa của bạn có thể bị hủy bỏ, và bạn có thể gặp khó khăn khi xin visa mới sau này. Vui lòng liên lạc cơ quan OSHC để biết thêm chi tiết.