Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Xuất khẩu lao động sang các nước Đông Nam Á thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Như vậy, hiện nay người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước Đông Nam Á có thể thông qua 03 hình thức như sau:
(1) Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(2) Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm
Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
(3) Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài
Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Các nước ở khu vực Đông Nam Á gồm có các nước nào? Thủ đô của các nước ở khu vực Đông Nam Á là gì?
Đông Nam Á là tiểu vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng, cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia, bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp.
Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, đó là:
Trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).
Thủ đô của 11 nước Đông Nam Á gồm có như sau:
Kuala Lumpur và Putrajaya (thủ đô hành chính)
Các nước ở khu vực Đông Nam Á gồm có các nước nào? Thủ đô của các nước ở khu vực Đông Nam Á là gì? (Hình từ internet)
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng gồm có như sau:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Bức tranh của nền kinh tế toàn cầu cho biết mức độ đóng góp khác nhau của các khu vực châu lục và các khu vực thành phố lớn cụ thể vào GDP toàn cầu.
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP) hay tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income - GNI). Sự khác biệt là GDP được xác định theo vị trí, trong khi GNI được xác định theo quyền sở hữu. Có thể lấy ví dụ 1 nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam, do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ. Trong bối cảnh toàn cầu, GDP thế giới và GNI thế giới là những thuật ngữ tương đương nhau.
Bức tranh GDP thế giới. Ảnh: Visualcapitalist.com
GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành.
Trên hình 1, mỗi hình lục giác trên bản đồ đại diện cho 0,1% GDP tổng thể của thế giới. Các quốc gia được chia nhỏ dựa trên quy mô. Các quốc gia chiếm hơn 0,95% GDP toàn cầu được chia thành nhiều phần nhỏ, trong khi các quốc gia nhỏ hơn 0,1% GDP được nhóm lại với nhau. Đặc trưng của các khu vực thành phố lớn chiếm hơn 0,25% GDP toàn cầu.
Sự bất thường trong phân phối GDP toàn cầu
Chia nhỏ phân phối GDP toàn cầu thành các bản đồ làm nổi bật một số điểm bất thường thú vị đáng xem xét:
Đóng góp của các nền kinh tế lớn vào GDP thế giới. Ảnh: Agoodnews.co.za
1. Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á, với tổng GDP chiếm 80% GDP của thế giới về danh nghĩa.
2. Bang California của Hoa Kỳ chiếm 3,7% GDP của thế giới, xếp hạng cao hơn đóng góp của Vương quốc Anh là 3,3%.
3. Canada với tư cách là một quốc gia chiếm 2% GDP của thế giới, có thể so sánh với mức đóng góp vào GDP của Khu vực Đại Tokyo là 2,2%.
4. Với GDP 3.000 tỷ USD, đóng góp của Ấn Độ làm lu mờ GDP của cả lục địa châu Phi (2,6 nghìn tỷ USD).
5. Thống kê làm nổi bật sức mạnh kinh tế của các thành phố. Một ví dụ nổi bật về điều này là ở Ontario (Canada), khu vực Đại Toronto hoàn toàn làm lu mờ tỷ phần kinh tế của phần còn lại của tỉnh.
Bất bình đẳng trong phân phối GDP
Thực tế là các quốc gia nhất định tạo ra phần lớn sản lượng kinh tế của thế giới, các nền kinh tế mới nổi vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ, Ấn Độ chiếm 3,2% GDP toàn cầu về danh nghĩa, mặc dù nước này chiếm 17,8% dân số thế giới.
Đó là lý do tại sao trên bản đồ danh nghĩa, Ấn Độ có quy mô tương đương với Pháp, Vương quốc Anh hoặc hai khu vực thành phố lớn nhất của Nhật Bản (Tokyo và Osaka-Kobe), nhưng những nơi giàu có này có GDP bình quân đầu người cao hơn nhiều.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Qatar có GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là 191,85 tỷ USD. GDP tăng trưởng 2%/năm. 60% GDP của nước này từ dầu mỏ.
Với dân số chưa đến 2,69 triệu người, cư dân có mức sống rất cao. Tỷ lệ thất nghiệp ở Qatar là 0%.
Người dân sống tại những quốc gia nhỏ bé nhất về mặt diện tích lại là những người giàu nhất.
Thu nhập GDP bình quân đầu người (GDP PPP) cao thứ 2 thế giới là Luxembourg, tiếp theo là Singapore.
GDP PPP của Luxembourg là 114.360 USD. Ngân hàng là lĩnh vực thế mạnh của Luxembourg, riêng ngành này đã trị giá 1,24 nghìn tỷ USD.
Quốc đảo Singapore có GDP PPP trên 103.000 USD. Sự giàu có của Singapore dựa vào dịch vụ tài chính, xuất khẩu hóa chất và nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng và sáng tạo.
Singapore có cảng biển tấp nập thứ 2 thế giới, xuất khẩu trên 400 tỷ USD hàng hóa mỗi năm.
Tiếp theo trong Top 10 nước có GDP PPP cao nhất thế giới là Ireland, Brunei, Na Uy, UAE, Kuwait, Thụy Sĩ và Mỹ.