Chi Phí Thẩm Định Là Gì

Chi Phí Thẩm Định Là Gì

Cùng phân biệt norm và standard nha!

Phát hành hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, phát hành hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh cần đáp ứng điều kiện như sau:

[1] Dự án được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc thông tin dự án đầu tư kinh doanh được phê duyệt đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

[2] Dự án đầu tư kinh doanh được công bố, cụ thể:

- Công bố dự án đầu tư kinh doanh đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Công bố dự án đầu tư kinh doanh đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

[3] Hồ sơ mời thầu được phê duyệt.

[4] Điều kiện khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).

*Điều kiện trên áp dụng với dự án đầu tư kinh doanh áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ.

(Xây dựng) - Chi phí thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Hùng (Vĩnh Phúc), Văn bản số 2969/BXD-KTXD ngày 19/6/2020 của Bộ Xây dựng về việc thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí thẩm tra an toàn giao thông có nội dung: “Chi phí thẩm tra thiết kế xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng đã bao gồm chi phí thẩm tra an toàn giao thông”.

Hướng dẫn nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là: Hiện nay quy định thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; chi phí tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng được xác định theo Thông tư số 16/2019/TT-BXD.

Quy định thẩm tra an toàn giao thông bước thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT; chi phí tư vấn thẩm tra an toàn giao thông được xác định theo Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT.

Các văn bản nêu trên vẫn còn hiệu lực thi hành, khi áp dụng vào thực tiễn, ông Hùng nhận thấy các quy định về điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế xây dựng và thẩm tra an toàn giao thông ở bước thiết kế bản vẽ thi công là khác nhau; kết quả thẩm tra được ban hành độc lập với nhau; chi phí thẩm tra an toàn giao thông được lập trên cơ sở đề cương thẩm tra an toàn giao thông được duyệt, dự toán lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT, thường cao hơn chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng trên cùng một dự án.

Do vậy, ông Hùng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét lại nội dung hướng dẫn tại Văn bản số 2969/BXD-KTXD. Trong trường hợp hướng dẫn trên là đúng, ông đề nghị hướng dẫn cách xác định từng loại chi phí thẩm tra (thẩm tra thiết kế xây dựng và chi phí thẩm tra an toàn giao thông) để có cơ sở thực hiện.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại Khoản 24, Khoản 25, Khoản 26 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 (sửa đổi bổ sung Điều 82, Điều 83, Điều 83A Luật Xây dựng số 50/2014/QH13).

Nội dung thẩm định, hồ sơ trình thẩm định, quy trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Chi phí thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu như sau:

Thông qua quy định trên, chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu năm 2024 sẽ được tính bằng 0,1% giá gói thầu tuy nhiên tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thẩm định hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có nội dung gì? Hồ sơ trình thẩm định cần giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, nội dung thẩm định hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bao gồm:

- Kiểm tra cơ sở pháp lý, các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu.

- Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp của hồ sơ mời thầu với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

- Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ trình thẩm định hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bao gồm các giấy tờ như sau:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu.

- Bản chụp các tài liệu: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư).

- Tài liệu khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và pháp luật có liên quan.

*Lưu ý: Dự án đầu tư kinh doanh thuộc điều chỉnh của Nghị định 23/2024/NĐ-CP bao gồm:

- Dự án kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế theo quy định của pháp luật về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Dự án nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm theo quy định của pháp luật về giao thông hàng hải và đường thủy nội địa.

- Dự án công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, trừ trung tâm điều hành hàng không của các hãng hàng không trong nước tại cảng hàng không, sân bay.

- Dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ gồm các khu chức năng hỗn hợp phục vụ mục đích công cộng và mục đích kinh doanh thương mại.

- Dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn cấp nước, dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

- Dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm cùng đăng ký thực hiện, gồm: dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa, trừ dự án quy định tại điểm b, điểm g khoản này; dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định pháp luật về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.