Trong kỳ thi tiếng Hàn của Chương trình EPS đợt 1 năm 2023, có hơn 23.000 thí sinh đăng ký dự thi - Ảnh: HÀ QUÂN
Thí sinh gian lận thi tiếng Hàn sẽ bị hủy kết quả
Trung tâm Lao động ngoài nước lưu ý thí sinh không được mang điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng điện tử, túi xách, giày dép vào phòng thi hoặc tráo, đổi người thi hộ, nếu vi phạm sẽ tính là gian lận.
Qua rà soát, cơ quan này đã loại 8 lao động vi phạm quy chế trong các kỳ thi trước đây, đồng thời khuyến cáo thí sinh gian lận sẽ bị hủy kết quả, hạn chế tham gia thi tiếng Hàn trong Chương trình EPS trong 4 năm.
Bên cạnh đó, người lao động nên tập trung ôn tập, tránh nghe theo thông tin lừa đảo "bao đỗ" hoặc tác động để được chủ sử dụng lựa chọn vì Chương trình EPS sẽ chọn hồ sơ ngẫu nhiên, không theo chỉ định ký kết hợp đồng.
Người muốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS cần tìm hiểu kỹ thông tin tại các sở lao động - thương binh và xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm địa phương hoặc website colab.gov.vn.
Từ năm 2004 đến nay, Chương trình EPS đã đưa khoảng 127.000 người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Người lao động nghe phổ biến thông tin trước khi đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Theo thông tin từ Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - LĐTBXH), kỳ thi chọn lao động đi Hàn Quốc đợt đầu tiên năm 2024 dự kiến tuyển khoảng 15.300 người trúng tuyển, làm việc trong 5 ngành nghề (trong đó có 11.200 chỉ tiêu ngành sản xuất chế tạo, gần 900 người ngành nông nghiệp, 200 chỉ tiêu xây dựng và hơn 3.000 vị trí ngành ngư nghiệp).
Việc tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc đợt này diễn ra trên phạm vi toàn quốc, không áp dụng các biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương như những năm trước đây, trừ một số ngành thiểu số đặc thù như nông nghiệp, ngư nghiệp.
Cụ thể các địa phương bị tạm dừng tuyển chọn trước đây nhưng nay tiếp tục được thi tuyển gồm: 2 huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), TP Chí Linh (Hải Dương), các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) và thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
Tuy vậy, những người lao động có thân nhân gồm bố mẹ, vợ chồng, con, anh, chị, em ruột đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ không được tham dự Chương trình EPS (chương trình dành riêng cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc).
Thời gian đăng ký dự thi vào cuối tháng 1, từ 26-1 đến 30-1 (bao gồm thứ 7 và chủ nhật). Việc tiếp nhận đăng ký thi tiếng Hàn được thực hiện thông qua Sở LĐTBXH hoặc Trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh/thành phố.
'Ngoài các đơn vị nêu trên, không có cá nhân, tổ chức nào được tham gia tiếp nhận đơn đăng ký', Trung tâm lao động ngoài nước lưu ý và cho biết danh sách các đơn vị và địa chỉ tiếp nhận của 63 tỉnh sẽ được thông báo trên website của Trung tâm tại địa chỉ www.colab.gov.vn trước ngày 20-1.
Trung tâm lao động ngoài nước lưu ý người lao động phải có mặt đăng ký trực tiếp, không được đăng ký hộ.
Về chi phí tham gia chương trình EPS, người lao động sau khi vượt qua hai vòng thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn và đánh giá tay nghề và được chủ sử dụng lao động lựa chọn ký hợp đồng mới phải đóng chi phí xuất cảnh bằng tiền Việt tương đương 630 USD và 390.000 đồng (bao gồm chi phí hành chính, vé máy bay, chi phí dịch vụ xin visa và chi phí xin visa).
Người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Mức tiền ký quỹ là 100 triệu đồng, khoản tiền ký quỹ này lao động được nhận lại cả gốc và lãi sau khi về nước đúng hạn hợp đồng (chỉ ký quỹ sau khi ký hợp đồng đưa đi với Trung tâm Lao động ngoài nước).
Về thời gian xuất cảnh, Trung tâm lao động ngoài nước cho biết, do đặc thù của Chương trình EPS là người lao động được chủ sử dụng lao động lựa chọn căn cứ trên một số hồ sơ được giới thiệu ngẫu nhiên, chủ sử dụng lao động không được chọn chỉ định lao động.
Cơ chế tuyển chọn với thông tin lao động đã được mã hóa và chọn ngẫu nhiên. Vì vậy, người lao động không thể biết trước thời gian sẽ xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc, không ai tác động được vào việc được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng lao động./.
Theo thông tin từ Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - LĐTBXH), kỳ thi chọn lao động đi Hàn Quốc đợt đầu tiên năm 2024 dự kiến tuyển khoảng 15.300 người trúng tuyển, làm việc trong 5 ngành nghề (trong đó có 11.200 chỉ tiêu ngành sản xuất chế tạo, gần 900 người ngành nông nghiệp, 200 chỉ tiêu xây dựng và hơn 3.000 vị trí ngành ngư nghiệp).
Việc tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc đợt này diễn ra trên phạm vi toàn quốc, không áp dụng các biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương như những năm trước đây, trừ một số ngành thiểu số đặc thù như nông nghiệp, ngư nghiệp.
Cụ thể các địa phương bị tạm dừng tuyển chọn trước đây nhưng nay tiếp tục được thi tuyển gồm: 2 huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), TP Chí Linh (Hải Dương), các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) và thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Tuy vậy, những người lao động có thân nhân gồm bố mẹ, vợ chồng, con, anh, chị, em ruột đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ không được tham dự Chương trình EPS (chương trình dành riêng cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc).
Thời gian đăng ký dự thi vào cuối tháng 1, từ 26/1-30/1 (bao gồm thứ 7 và chủ nhật). Việc tiếp nhận đăng ký thi tiếng Hàn được thực hiện thông qua Sở LĐTBXH hoặc Trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh/thành phố.
Các tỉnh miền Trung có nhiều người thi tiếng Hàn nhất
Có tất cả hơn 8.600 thí sinh tham dự ở các ngành gồm nông nghiệp, ngư nghiệp và xây dựng. Trong đó, Thanh Hóa là địa phương có số thí sinh dự thi đông nhất với trên 1.900 người, tiếp sau là Nghệ An hơn 1.500 người, Hà Tĩnh trên 1.400…
Trung tâm Lao động ngoài nước lưu ý người lao động dự thi tiếng Hàn trên máy tính, hình thức trắc nghiệm và chấm thi trên phần mềm tự động.
Các cán bộ quản lý, vận hành, giám thị, kiểm tra tay nghề do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) phụ trách. Còn Colab sẽ đảm nhiệm khâu chụp ảnh, thu thập dấu vân tay của người dự thi.
Năm 2024, Hàn Quốc dành 15.374 chỉ tiêu cho lao động Việt Nam. Trong đó, sản xuất chế tạo 11.246 người, xây dựng 200 người, nông nghiệp 895 người, ngư nghiệp 3.033 người.
Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra thí sinh thi tiếng Hàn có mang thiết bị điện tử, máy thu phát sóng vào phòng thi hay không - Ảnh: HÀ QUÂN