Hòa Thượng Thích Chí Thắng

Hòa Thượng Thích Chí Thắng

Thiền sư “Đả Táo Đọa”, do đập bể ông Táo mà thành danh. Ngài tu ở vùng núi Xuân Sơn bên Trung Hoa với một số đồ chúng. Một hôm ngài dẫn chúng đi dạo núi, đến gần thung lũng thấy một miếu thờ, dân chúng làm thịt bò, trâu, heo, gà dâng cúng liên miên.

Sách - Kinh Pháp Cú (bìa cứng, song ngữ Việt-Pali) - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để cúng dường Phật đản 2513 (1969). Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này, và ta cảm thấy không còn sợ trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển.

Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một, để thật trung thành với nguyên văn, và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chứ không phải là thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của tôi.

Dịch tập Dhammapada này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Và ở trong một thời đại đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù này, những lời dạy này của đức Phật xoa dịu một phần nào cho tâm tư đã quá căng thẳng hay buồn nản của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử.

Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Tại hội nghị ngày 15/1, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS) thông tin về các căn cứ suy tôn: căn cứ Điều 13, 14 và 20 của Chương IX Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII, yêu cầu điều hành Phật sự chung của toàn GHPGVN phù hợp với tình hình mới, vì sự vững mạnh của tổ chức GHPGVN.

Trước đó, tại đại nghị HĐCM lần thứ nhất ngày 23/12/2023, Đức Pháp chủ đã điều hành nội dung thỉnh cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự tham gia thành viên Hội đồng Chứng minh, suy tôn lên ngôi vị Phó Pháp chủ.

Ngày 13/1/2024, trong Nghị quyết Hội nghị Ban thường trực HĐTS kỳ 3 khoá IX, đại biểu nhất trí suy tôn Đức Phó Pháp chủ và Ủy viên thường trực HĐCM. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đại diện hoan hỷ chấp thuận nhận cầu thỉnh.

“Trong vai trò mới chúng tôi phát nguyện tuân thủ Hiến chương, Giáo chỉ của HĐCM, có trách nhiệm kết nối HĐTS với HĐCM để duy trì đạo pháp trên tinh thần giới luật, làm trang nghiêm GHPGVN trong nhiệm kỳ này và các nhiệm kỳ về sau, và suốt đời cống hiến, phục vụ cho đạo pháp và dân tộc”, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn nêu.

Chủ tịch HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiền nhiệm là cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh cũng được suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ HĐCM tại Đại hội Phật giáo Toàn quốc kỳ III năm 1992.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn là vị tôn trưởng lãnh đạo GHPGVN. Trước khi được suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ GHPGVN, ngài đã đảm nhiệm quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Hội đồng Trị sự (từ năm 2014, sau khi Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch đến nay).

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sinh năm 1950, tại Trà Vinh, xuất gia năm 1960, thọ Cụ túc giới vào năm 1969. Từ năm 1964 đến năm 1987, quá trình tu học của ngài gắn liền với học tập, nghiên cứu và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo tăng tài.

Từ năm 1987-2007, Hòa thượng là Thư ký Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN. Hòa thượng từng đảm nhiệm các chức vụ như: Thư ký, Hiệu phó Trường Trung cấp, Cao đẳng Phật học TP.HCM, Chánh Thư ký, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Tổng thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, Chánh Văn phòng 2 T.Ư GHPGVN.

Từ năm 2007-2014, Hòa thượng làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN. Từ năm 2015 đến nay, Hòa thượng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQVN.

Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (11/2022), Hòa thượng tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐTS, kiêm Trưởng Ban Tăng sự Tr.Ư GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027.