CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
III. Thủ tục và hồ sơ cần thiết cho hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân
Thủ tục và hồ sơ cần thiết cho hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân bao gồm:
- Hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân (Pháp luật không có quy định về hình thức đối với hợp đồng này, tuy nhiên nên lập thành văn bản và công chứng để tránh gặp rủi ro sau này).
- Chứng minh thư/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của cá nhân
- Chứng từ thanh toán: giấy giao nhận tiền (đối với tiền mặt), Giấy báo có của ngân hàng (đối với chuyển khoản).
- Biên bản kiểm kê tiền mặt (đếm số lượng).
IV. Các rủi ro thường gặp khi thực hiện hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân
Một số rủi ro mà khi thực hiện hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân có thể gặp sau đây:
Thứ nhất, rủi ro do không có giấy giao nhận tiền. Khi không có giấy giao nhận tiền thường rất dễ nảy sinh ra tranh chấp là đã nhập tiền hay chưa? Trường hợp này đưa ra Toà án để giải quyết thì nếu bị đơn thừa nhận đã nhận tiền thì nguyên đơn không phải chứng minh theo khoản 2 điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Ngược lại, bị đơn chỉ thừa nhận đã ký hợp đồng nhưng chưa giao nhận tiền thì nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ chứng minh đã giao nhận tiền, nếu không sẽ không đủ căn cứ để khởi kiện.
Thứ hai, rủi ro do bên vay chậm trả nợ. Giữa vợ và chồng khi vay tiền chỉ đứng tên một người. Khi bên vay không trả nợ, bên cho vay buộc hai vợ chồng cùng trả nợ do vợ chồng có nghĩa vụ liên đới. Tuy nhiên, một bên vợ hoặc chồng không biết mà nguyên đơn cho rằng vợ hoặc chồng biết thì nguyên đơn phải có trách nhiệm chứng minh.
Thứ ba, rủi ro do lãi suất vay. Trên thực tế, khi vay giữa cá nhân với cá nhân là bên đi vay thường rơi vào tình trạng khẩn cấp, cần tiền để thực hiện công việc không thể trì hoãn và họ chấp nhận lãi suất cao với nhiều rủi ro khi giao kết.
Trong trường hợp bên vay làm ăn thuận lợi thì sẽ trả tiền lãi đều đặn cho bên cho vay. Ngược lại khi làm ăn không thuận lợi, việc trả lãi với lãi suất cao khiến họ mất khả năng thanh toán. Khi ấy, tranh chấp xảy ra. Mà theo quy định của pháp luật thì các bên tự thoả thuận về lãi suất vay. Tuy nhiên, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
I. Hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân là gì?
Theo điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân là sự thoả thuận giữa các bên trong giao dịch gồm bên cho vay là cá nhân và bên vay cũng là cá nhân. Qua đó bên vay phải hoàn trả tiền cho bên cho vay đúng số lượng khi đến hạn trả và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
VI. Tại sao cần dịch vụ soạn thảo hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân?
Cần dịch vụ soạn thảo hợp đồng vay tiền cá nhân với cá nhân bởi một số lý do sau:
- Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ tránh được những rủi ro trong tương lai nhờ việc điều chỉnh các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật và hoàn cảnh thực tiễn.
- Việc soạn thảo hợp đồng vay tiền yêu cầu hiểu biết chuyên sâu về các quy định của pháp luật liên quan.
- Soạn thảo chính xác hợp đồng vay tiền dựa trên yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo lợi ích tối đa của khách hàng và cân bằng lợi ích các bên trong hợp đồng.
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Trường hợp Công ty ký hợp đồng môi giới với một cá nhân để cá nhân này làm trung gian giới thiệu khách hàng cho Công ty. Phí hoa hồng này được theo dõi riêng biệt đối với từng hợp đồng dịch vụ Công ty cung cấp, thì khi tính thuế Công ty hạch toán chi phí môi giới này vào loại chi phí nào?
Trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân (cá nhân không đăng ký kinh doanh) để cùng thực hiện dịch vụ cho khách hàng của Công ty. Theo hợp đồng, Công ty sẽ xuất hoá đơn VAT cho khách hàng, còn cá nhân cùng đóng góp công sức và được hưởng 40% giá trị hợp đồng ký với khách hàng. Như vậy, doanh thu chịu thuế TNDN, chi phí được trừ đối với giao dịch này của Công ty được xác định như thế nào? Công ty có nghĩa vụ khấu trừ và nộp thuế cho cá nhân và thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ trên như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:
Do nội dung hỏi của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Rainwater không nêu rõ thuộc đối tượng áp dụng chế độ kế toán nào, Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán kế toán với giả định Công ty thuộc đối tượng áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính. Công ty thực hiện như sau:
- Trường hợp Công ty ký hợp đồng môi giới với một cá nhân để làm trung gian giới thiệu khách hàng cho Công ty
Do đây là hợp đồng môi giới với cá nhân này làm trung gian giới thiệu khách hàng, bán sản phẩm của Công ty và Công ty phải trả chi phí môi giới thì chi phí môi giới này sẽ được phản ánh vào TK 641 - Chi phí bán hàng. Theo đó, Công ty hạch toán như sau:
Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài... ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 641 - Chi phí bán hàng (tổng số phải thanh toán)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (số thuế TNCN phải khấu trừ) (nếu có).
Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả).
Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài Công ty, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả).
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế TNCN phải khấu trừ).
Có TK 111, 112 (số tiền thực trả).
Khi nộp thuế TNCN vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
- Trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân để cùng thực hiện dịch vụ cho khách hàng
Khi hợp đồng quy định cá nhân cùng đóng góp công sức, không đóng góp vốn và hưởng cố định 40% giá trị hợp đồng ký với khách hàng mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng là lãi hay lỗ thì về bản chất, đây là hợp đồng thuê dịch vụ bên ngoài.
Khi xác định số tiền phải trả cho cá nhân, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642, 241,... (Tùy thuộc vào việc cá nhân đó đóng góp công sức cho hoạt động nào của hợp đồng).
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế TNCN phải khấu trừ) (nếu có).
Có các TK 111, 112, 331,... (số tiền thực trả).
Chính sách thuế khi hợp tác kinh doanh
Điểm c, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: ...
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác".
Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn: "i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân".
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân để thực hiện các hoạt động môi giới bán hàng hóa và cá nhân được hưởng tiền hoa hồng môi giới thì TNCN được xác định là tiền lương tiền công. Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân nếu khoản trả từ 2.000.000 đồng/lần trở lên.
- Đối với hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức
Điểm n, Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về thuế TNDN có hướng dẫn: "n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng".
Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính về thuế TNDN quy định: "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
"Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT...".
Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân."
Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 92/2015/TT-BTC: "b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
Tỷ lệ thuế GTGT; tỷ lệ thuế TNCN đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Thông tư này...
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu; tỷ lệ thuế GTGT là 5%; tỷ lệ thuế TNCN là 2%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 3%; tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế GTGT là 2%; tỷ lệ thuế TNCN là 1%".
Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn: "b) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân tại cơ quan thuế quản lý tổ chức".
Tại Điểm a.1 Khoản 2 Điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định: "a.1) Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế TNCN) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu tính thuế trong một số trường hợp như sau:..."
Theo trình bày của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Rainwater, Công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân không kinh doanh để cùng thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức Công ty xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng, cá nhân được hưởng 40% giá trị hợp đồng (hợp tác kinh doanh theo hình thức chia doanh thu).
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân phát sinh doanh thu thì khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo hợp đồng, Công ty có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Căn cứ chứng từ chi theo hợp đồng hợp tác kinh doanh và khoản chi này có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định.
Khi Công ty chia lại 40% doanh thu cho cá nhân, Công ty có trách nhiệm khai và nộp thuế thay thuế TNCN cho cá nhân hoặc cá nhân tự kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập nhận được từ hợp đồng hợp tác kinh doanh.