Số Lượng Lao Động Nước Ngoài Ở Việt Nam

Số Lượng Lao Động Nước Ngoài Ở Việt Nam

Xuất khẩu lao động lập kỷ lục mới

Công ty xuất khẩu lao động và dịch vụ thương mại Biển Đông (TP Hồ Chí Minh) thông tin định hướng cho người lao động trước khi sang Nhật Bản. Ảnh: NGUYỄN TRÚC

Trong thời gian tới, cánh cửa để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được dự báo sẽ rộng mở hơn, với nhiều sự lựa chọn, đa dạng ngành nghề và thu nhập cao hơn. Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) đợt 1 năm 2024 với số lượng dự kiến hơn 15.000 người. Các thị trường lao động khác như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore cũng có nhu cầu tuyển chọn số lượng lao động lớn; trong khi đó, các nước như Australia, Đức, Canada... cũng đang thiếu hụt nhân lực có tay nghề về an sinh xã hội, điều dưỡng, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí...

Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu

Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tại Hội thảo "Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước" mới được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, một trở ngại đáng chú ý là nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đầy đủ; chi phí đi làm việc ở nước ngoài cao; công tác quản lý, bảo hộ công dân đối với lao động Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập; năng lực của một số tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu...

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động xuất khẩu, cần giám sát chặt chẽ công tác tuyển chọn, đào tạo lao động của các doanh nghiệp; chú trọng kết nối doanh nghiệp với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động chất lượng. Ông Phạm Anh Thắng, Phó chánh Văn phòng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, cùng với những cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong đào tạo người lao động, vì vậy, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc quy định của luật, phải có cơ sở đào tạo hoặc liên kết đào tạo theo mô hình chuẩn...

Ngoài ra, các địa phương cần lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tế trên đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa công tác đào tạo nghề, kỹ năng cho người lao động trước khi đưa họ đi làm việc. Bà Dương Thị Thu Cúc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn (Saigon Intergco) tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Công ty luôn ưu tiên chất lượng mà không theo số lượng, thậm chí khi nghiệp đoàn yêu cầu đi nhanh, Công ty sẽ từ chối nếu người lao động chưa được đào tạo đầy đủ. Theo đó, Công ty chú trọng làm tốt công tác đào tạo người lao động về chuyên môn, ngoại ngữ và lòng tự hào dân tộc, để từ đó người lao động có ý thức phấn đấu, rèn luyện cho bản thân và tương lai.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thông tin, năm 2024 sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài...

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.

Tác giả: PGS.TS. Phan Huy Đường (Chủ biên)

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc mở cửa các loại thị trường, trong đó có thị trường dịch vụ, thị trường lao động theo các cam kết gia nhập các tổ chức quốc tế là một tất yếu khách quan. Đi cùng với hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ là lực lượng lao động người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Đặc biệt, dòng lao động nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam làm việc có tác động tích cực đến tăng trưởng của nền kinh tế, ứng dụng các tiến bộ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, gia tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước, v.v., đồng thời cũng mang lại những hiệu ứng ngoài mong muốn như: gia tăng áp lực việc làm trong nước, xung đột giữa lao động Việt Nam với lao động nhập cư, trật tự xã hội khó quản lý, an ninh, quốc phòng có thể bị xâm phạm, bí mật quốc gia có thể bị lộ, v.v.. Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách trong việc quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài, nhưng việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan còn tỏ ra lúng túng, bị động, chưa phát huy được đầy đủ vai trò của mình trong việc quản lý lao động nước ngoài một cách hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để kịp thời nắm bắt cơ hội, chủ động đối phó với thách thức, hiệu ứng tiêu cực cũng như những hạn chế, bất cập trong chính sách quản lý như đã đề cập, vấn đề cấp bách hiện nay là Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách về quản lý lao động nước ngoài chất lượng cao nhằm tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Cuốn sách Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt Nam là kết quả nghiên cứu của một nhóm tác giả Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện từ năm 2011 đến nay. Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống những vấn đề chung về quản lý lao động nước ngoài chất lượng cao; giải thích rõ vì sao lại ngày càng có nhiều lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc và thực trạng công tác quản lý về mặt nhà nước đối với lực lượng lao động này hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nêu kinh nghiệm của một số nước về việc quản lý người lao động nước ngoài. Trên cơ sở phân tích kỹ thực trạng lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả cuốn sách đã đưa ra những dự báo về xu hướng lao động nước ngoài chất lượng cao sẽ đến Việt Nam trong thời gian tới và đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lực lượng lao động này, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và đông đảo độc giả quan tâm đến vấn đề này.