Bộ đội phục viên là một khái niệm mà ít người biết đến. Vậy bộ đội phục viên là gì? Bộ đội phục viên được hưởng những chế độ nào?
Điều kiện phục viên của quân nhân chuyên nghiệp là gì?
Như đã phân tích trên thì phục viên là một trong các hình thức thôi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Vậy khi nào thì bộ đội có thể được phục viên? Phục viên trong quân đội cần những điều kiện gì?
Để bảo đảm việc thôi phục vụ tại ngũ theo đúng quy định thì trước hết, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân cần thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.Cụ thể như sau:
Quân nhân chuyên nghiệp hết thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật này;
Quân nhân chuyển nghiệp phục vụ tại ngũ cho đến khi hết hạn tuổi theo quy định của Luật này nhưng sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì được phép thôi phục vụ tại ngũ;
Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ đã hết hạn tuổi cao nhất được phục vụ tại ngũ;
Quân nhân chuyên nghiệp thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật này nhưng quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng;
Quân đội có thay đổi tổ chức biên chế quân nhân chuyên nghiệp mà quân đội không còn có nhu cầu tiếp tục bố trí sử dụng;
Quân nhân có phẩm chất, đạo đức không phù hợp, không đáp ứng được với nhiệm vụ được giao và không hoàn thành được nhiệm vụ được giao trong thời gian 02 năm liên tiếp;
Quân nhân không có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để tiếp tục phục vụ tại ngũ.
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp trên thì quân nhân sẽ được thôi phục vụ tại ngũ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 thì hiện nay có 04 hình thức thôi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp.
Do đó, với mỗi hình thức thôi phục vụ tại ngũ thì quân nhân chuyên nghiệp cần đáp ứng các điều kiện tương ứng được quy định tại Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hiện hành.
Theo quy định tại khoản 4 Điều này thì quân nhân chuyên nghiệp được phục viên khi không thuộc các trường hợp sau:
Không thuộc trường hợp được nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
Không thuộc trường hợp được nghỉ theo chế độ bệnh binh bị suy giảm sức khoẻ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
Không thuộc trường hợp được chuyển ngành theo sự đồng ý của cấp có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức tiếp nhận quân nhân chuyển ngành theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp được phục viên khi đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 17 và Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.
Bộ đội phục viên được hưởng chế độ gì?
Bộ đội phục viên được hưởng chế độ gì?
Quốc phòng là một ngành đặc thù trong các ngành nghề tại Việt Nam nên những người làm việc trong ngành này luôn được quan tâm đặc biệt hơn hết.
Theo đó, khi bộ đội phục viên sẽ được hưởng các trợ cấp phục viên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 cũng như hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số 162/2017/TT-BQP.Theo các quy định trên thì trợ cấp phục viên đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên bao gồm:
Trợ cấp bằng tiền một khoản bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm phục viên (mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại đang được áp dụng là 1,8 triệu đồng/ tháng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP);
Được tạo điều kiện để đào tạo nghề, được giới thiệu việc làm vào các tổ chức, cơ quan ở địa phương và các tổ chức kinh tế- xã hội khác;
Được hưởng trợ cấp phục viên một lần: mức trợ cấp được căn cứ vào số năm công tác của quân nhân tại ngũ.
Theo đó, cứ mỗi năm công tác thì quân nhân chuyên nghiệp được hưởng mức trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng lương liên kề trước khi quân nhân phục viên. Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 162/2017/TT-BQP khái quát cách tính trợ cấp phục viên một lần như sau:
01 tháng tiền lương liền kề trước khi phục viên
Được bảo lưu thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc được quyền làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành;
Được ưu tiền cộng điểm trong thi hoặc xét tuyển công chức hoặc được ưu tiên xác định người trúng tuyển công chức theo quy định nếu quân nhân chuyên nghiệp phục viên đăng ký thi tuyển công chức;
Được chính quyền địa phương tạo điều kiện ổn định. Trong trường hợp bộ đội phục viên chưa có nhà ở ổn định thì được ưu tiên hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định;
Được khám- chữa bệnh tại các cơ sở bệnh viện quân y của Bộ Quốc phòng khi có ốm đau, bệnh tật nếu quân nhân phục viên có từ đủ 15 năm phục vụ trở lên.
Như vậy, bộ đội phục viên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi nêu trên. Đây là những chính sách đặc biệt giúp quân nhân thôi phục vụ tại ngũ trở về địa phương có thể duy trì và ổn định cuộc sống.
Trên đây là một số quy định về bộ đội phục viên mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Các trường đại học (ĐH) chỉ quy định chung chung về trang phục nhưng điều này không đồng nghĩa sinh viên thích gì mặc nấy mỗi lần đến giảng đường.
Là một giảng viên ĐH, tôi nghĩ rằng trang phục còn thể hiện trình độ văn hóa của sinh viên.
Chúng ta không thể nhân danh tự do để mặc cái mà chỉ mình thấy đẹp nhưng người khác thấy phản cảm để rồi quay ra trách móc, phê phán người khác tại sao lại cứ đánh giá vẻ bề ngoài mà không tập trung vào bản chất bên trong?
Trường ĐH nơi tôi công tác không có quy định chi tiết trang phục sinh viên không được mặc, độ dài của váy, độ mỏng của áo…
Nhà trường chỉ có quy định chung: trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo, phù hợp thuần phong mỹ tục, môi trường giáo dục, đảm bảo tính nghiêm túc; không được mặc quần lửng, quần soóc, quần rách, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, không phù hợp với môi trường giáo dục.
Trang phục sinh viên đến trường đa dạng và phong phú nhưng cũng cần phù hợp với môi trường giáo dục
Vì vậy, trang phục sinh viên rất đa dạng và phong phú. Sinh viên ngành sư phạm còn được khuyến khích mặc áo dài một vài buổi trong tuần, nếu không thực hiện thì không bị xử lý.
Nhìn một cách tổng thể, sinh viên khoa kinh tế có trang phục sành điệu hơn so với các khoa khác. Trong khi đó, sinh viên khoa y năm thứ 3 trở đi trang phục có phần hơi lôi thôi do phải di chuyển nhiều từ bệnh viện về giảng đường.
Còn nam sinh viên khoa nông lâm mang dép lê nhiều hơn trong khi nam sinh viên sư phạm thường mang dép quai hậu hay giày. Đối với những bạn nhà xa phải ở lại trường buổi trưa, chuyện mặc đồng phục thể dục lên lớp học là bình thường.
Những chuyện dở khóc dở cười vì trang phục sinh viên
Không phải giảng viên nào cũng nhắc nhở chuyện trang phục nên thầy cô nào chú ý, nhắc nhở lại bị sinh viên chê khó tính.
Tôi đã có lần chứng kiến vài nam sinh viên đến liên hệ phòng Công tác sinh viên với trang phục quần soóc lửng, bạn nữ quấn nguyên váy chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm...
Tôi từng thấy nữ sinh viên diện mốt "giấu quần" vào thư viện mượn sách. Tôi cũng đã nhẹ nhàng kéo một nữ sinh viên vào phòng giáo viên để góp ý nên chú ý đến trang phục khi đi học. Không ít lần tôi phải lắc đầu ngán ngẩm khi bắt gặp vài nữ sinh viên đi thi, ngồi hở cả nửa lưng vì áo croptop.
Trang phục cần phải phù hợp với hoàn cảnh, đặc biệt với môi trường sư phạm
Trang phục sinh viên đến trường có lẽ là câu chuyện dài kỳ với những tranh luận không hồi kết. Sinh viên mong muốn tự do, thoải mái chứ không phải bị bó buộc như thời học sinh trung học. Không ít sinh viên trước đây bị quản lý chặt chuyện ăn mặc nên khi xa gia đình như chim sổ lồng, muốn "nổi loạn" để thể hiện cái tôi.
Tuy nhiên, tự do nào cũng phải ở trong một khuôn khổ nhất định. Bởi lẽ tự do của người này không được ảnh hưởng đến người khác. Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh là nguyên tắc ứng xử tối thiểu mà ai cũng phải biết.
Đa số trường ĐH nhìn chung đều có những quy định về văn hóa học đường, trong đó có trang phục. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định nghiêm túc đến đâu tùy thuộc vào ý thức tự giác của sinh viên.
Hầu như không có trường nào lập ra một ban/tổ nền nếp để đi đo độ dài váy/quần hay đánh giá xem cổ áo này có phải là hở quá không, bạn này mang dép có quai hậu hay không. Sinh viên là người trưởng thành, đủ 18 tuổi, có quyền công dân, buộc phải có nhận thức đúng đắn về thế nào là "trang phục gọn gàng, lịch sự".
Sinh viên hoàn toàn đủ trình độ nhận thức để đánh giá được trang phục nào phù hợp lên giảng đường, vấn đề là các bạn muốn thực hiện hay không.
HOTLINE 0961 246 116 BÁN LẺ 02421 207 666
HOTLINE 0961 246 116 BÁN LẺ 02421 207 666