Đầu phiên giao dịch ngày 11-12, giá dầu giảm nhẹ do tồn kho xăng, dầu của Mỹ tăng.
Vì sao Việt Nam xuất khẩu dầu thô rồi lại nhập về?
Hai phần ba lượng dầu thô khai thác trong nước dành để cung ứng tại thị trường nội địa, cho nhà máy lọc dầu Dung Quất - đơn vị có công suất thiết kế sản xuất 6,5 triệu tấn một năm. Phần còn lại được xuất đem đi bán.
Năm ngoái, Việt Nam xuất đi 3,1 triệu tấn dầu thô, nhưng cũng nhập về 9,9 triệu tấn để lọc. Với sản lượng dầu thô nhập về, chủ yếu cũng sử dụng cho hai nhà máy lọc dầu là Nghi Sơn và Dung Quất, trong đó nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu.
Điều này lý giải lý do từ năm 2018, thời điểm nhà máy này vận hành thương mại, lượng dầu thô nhập khẩu của Việt Nam hàng năm tăng hơn gấp đôi.
Lý do nữa khiến Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập dầu thô về lọc, theo các chuyên gia, chủ yếu để tối ưu hóa kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhà máy lọc dầu.
Thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sẽ sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut... và các sản phẩm hoá dầu khác. Việc giá xăng dầu thế giới tăng cao kéo theo giá thành các mặt hàng xăng dầu thành phẩm trong nước bắt buộc phải tăng
Nhà nước sẽ tối ưu được khá nhiều chi phí và đem lại hiểu quả hơn!
Theo Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 của Bộ Công Thương về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý 2/2022, tổng lượng nhập khẩu tăng thêm để bổ sung lượng xăng dầu thiếu hụt từ nguồn sản xuất trong nước là 2,4 triệu m3, gồm 840 nghìn m3 xăng và 1,56 triệu m3 dầu được giao cho 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao nhập khẩu hơn 1,065 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng nhập khẩu tăng thêm, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) được giao gần 489 nghìn m3 xăng dầu, Công ty TNHH Thủy bộ Hải Hà hơn 140 nghìn m3, Công ty TNHH Hải Linh gần 125 nghìn m3, Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Nam sông Hậu gần 67 nghìn m3, Công ty TNHH TMVT&DL Xuyên Việt Oil hơn 165 nghìn m3, Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lê hơn 89 nghìn m3, Công ty cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp hơn 73 nghìn m3, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức hơn 144 nghìn m3 và Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội hơn 41 nghìn m3.
Please share by clicking this button!
This page was generated by the plugin
Visit our site and see all other available articles!
Thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động do xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine, nguồn cung khan hiếm, giá xăng dầu liên tục tăng cao do sự phục hồi kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới làm tổng nhu cầu đối với mặt hàng xăng dầu tăng cao, sự cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia đang sở hữu các nguồn tài nguyên về dầu mỏ và khí đốt, đứt gẫy về sản lượng khai thác dầu lửa tại một số quốc gia, thiếu hụt về vật tư và lao động trong hoạt động khai thác dầu mỏ và việc các quốc gia đưa ra các gói kích cầu, các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế gây ra tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao. Giá dầu thô và các mặt hàng xăng dầu trên thị trường thế giới đã tăng rất mạnh, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương) thường xuyên túc trực, kiểm tra, kiểm soát gần 17.000 cây xăng trên cả nước, đặc biệt là vào những thời điểm chuẩn bị điều hành giá xăng dầu. Bên cạnh việc kiểm tra tình trạng găm hàng, bán hàng không đúng giá, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra về chất lượng xăng dầu. Đồng thời, Tổng cục QLTT cũng được Bộ Công Thương giao làm đầu mối thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phân phối, đầu mối xăng dầu, việc thanh kiểm tra góp phần đáng kể vào công tác bình ổn thị trường, chống gian lận trong kinh doanh xăng dầu.
1. Công tác điều hành giá xăng dầu
Trong công tác điều hành giá xăng dầu trong nước thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới. Sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại) nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 21/6/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) biến động tăng từ 44,30% đến 91,47% nhưng giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 21/6/2022 so với đầu năm 2022 (ngày 11/01/2022) chỉ tăng từ 26,73-67,96%.
Ngoài ra, nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao, số dư Quỹ BOG xăng dầu ở mức thấp do liên tục chi Quỹ, Bộ Tài chính đã rà soát và trình các cấp có thẩm quyền giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu theo quy định. Ngày 23 tháng 3 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, cụ thể: giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn và giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường đối với dầu hỏa, thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Hiện giá xăng dầu vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu phục hồi tổng thể nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, trong bối cảnh công cụ Quỹ BOG không còn nhiều dư địa (số dư Quỹ BOG đang ở mức thấp, số dư Quỹ BOG tại nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đang ở mức âm), việc giảm thuế bảo vệ môi trường như hiện nay chưa đủ để kìm giá xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến dự án Nghị Quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, theo đó Bộ Công Thương thống nhất với mức giảm hết khung thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu, mỡ nhờn như tại Dự thảo Nghị quyết nhằm hỗ trợ giảm giá các mặt hàng xăng dầu hiện đang ở mức cao như hiện nay, cụ thể: giảm thuế bảo vệ môi trường về mức đối với xăng (trừ etanol) là 1.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 1.000 đồng/lít; dầu diesel là 500 đồng/lít; dầu hỏa là 300 đồng/lít; dầu mazut là 300 đồng/kg; dầu nhờn là 300 đồng/lít và mỡ nhờn là 300 đồng/kg.
Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ ngành tiếp tục rà soát, đề xuất giảm thêm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước, hỗ trợ cho đời sống của nhân dân, doanh nghiệp, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch của Chính phủ.
2. Nguồn cung xăng dầu trong nước
Thị trường mặt hàng xăng dầu trong nước trong 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều biến động. Nguồn cung xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm khoảng 35-40% tổng cung) đã giảm mạnh công suất sản xuất (trong tháng 1 và tháng 02 đã giảm công suất xuống mức 85%, 60% và 55%), có thời điểm ngừng sản xuất do sự cố kỹ thuật nên không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết và ký hợp đồng với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Trong khi đó, nguồn xăng dầu từ nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn khi nguồn cung cấp bị gián đoạn do xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. Trước tình hình trên, để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng cường lượng nhập khẩu, đồng thời, ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24 tháng 02 năm 2022 về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong Quý II/2022 cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhằm bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã đẩy mạnh việc nhập khẩu và nỗ lực cung ứng xăng dầu để duy trì nguồn cung cho thị trường nên cơ bản nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong Quý I và Quý II/2022 đến nay luôn được đảm bảo. Trong thời gian tới, trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam về khả năng cung cấp xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước (đặc biệt là từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn), Bộ Công Thương sẽ xây dựng phương án và chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong mọi tình huống.
Song để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu của thị trường để phục hồi kinh tế theo chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương cho biết, tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ Công Thương giao trong quý 2 nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.
Trên cơ sở báo cáo kế hoạch cụ thể sản xuất, cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, cân đối với nhu cầu tiêu thụ trong nước điều chỉnh phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 6 tháng cuối năm 2022.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính, điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.
Giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 6 tháng năm 2022 là 101 USD/thùng, tăng 64% so với cùng kỳ (giá bình quân 6 tháng năm 2021 là 62 USD/thùng). Giá thành phẩm các mặt hàng xăng, dầu bình quân 6 tháng năm 2022 là 133 USD/thùng, tăng 91% so với cùng kỳ (giá bình quân 6 tháng năm 2021 là 70 USD/thùng) do đặc thù giai đoạn vừa qua Crack giữa dầu thô và dầu thành phẩm có biên độ rất lớn.
Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca nhiễm tăng cao, đặc biệt là ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2022 (tăng 17,3%).
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 0,7 tỷ USD (cùng kỳ năm 2021 nhập siêu 1,86 tỷ USD), qua đó hỗ trợ tích cực cho cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế. Những kết quả đạt được của hoạt động thương mại trong thời gian qua đã và đang cho thấy những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ban, ngành trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế./.
Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT