Xử Lý Tình Huống Học Sinh Đánh Nhau

Xử Lý Tình Huống Học Sinh Đánh Nhau

Khi bị lạc giữa đám đông phần lớn trẻ trở nên lo lắng, sợ hãi khi không nhìn thấy cha mẹ. Nếu trẻ không bình tĩnh và xử lý tốt có thể có nhiều tính huống xấu xảy ra với với con. Cha mẹ cần dạy bé nếu vô tình bị lọt vào giữa đám đông ở khu vui chơi, bãi biển… hãy bình tĩnh và thực hiện theo một số chú ý:

Tình huống có người lạ gõ cửa khi con ở nhà một mình

Để đề phòng trường hợp người xấu gõ cửa khi con ở nhà một mình, cha mẹ cũng cần giúp trẻ phòng tránh nguy hiểm. Phụ huynh nên cung cấp cho con thông tin những người an toàn mà con có thể mở cửa như anh em họ hàng, người thân… Tuy nhiên cha mẹ cũng cần chú ý với người thân cũng nên hạn chế đưa vào danh sách nếu cảm thấy họ không chắc muốn con bạn an toàn. Trên thwucj tế có nhiều trường hợp xâm hại, bắt cóc trẻ đến từ người thân, người quen với gia đình.

Nếu người lạ muốn vào nhà con hãy gọi điện thoại cho cha mẹ để xác nhận thông tin. Nếu là người không được vào trẻ tuyệt đối không được mở cửa dù họ có đưa ra bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó cha mẹ cần dặn trẻ, khi người lạ hỏi con không nên để lộ thông tin mình đang ở nhà 1 mình. Bởi đây cũng chính là điều có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho con. Tốt nhất, khi trẻ còn nhỏ phụ huynh không nên để con ở nhà một mình, nếu vì lý do bất khả kháng hãy gửi trẻ ở địa điểm đáng tin cậy.

Tình huống phát hiện khói từ ổ điện hay mùi gas

Cha mẹ đừng quên dạy trẻ về các tính huống phát hiện thấy khói từ ổ điện hay mùi ga khi không có người lớn ở cạnh. Với tình huống này cách xử lý hợp lý là trẻ nên di chuyển ra xa vị trí phát hiện khói ổ điện hay mùi ga để tránh cháy nổ gây nguy hiểm.

Tiếp đến trẻ cần gọi điện cho cha mẹ, người thân, nhờ người lớn như hàng xóm hỗ trợ hoặc gọi cho cứu hỏa 114 và nêu rõ tên phụ huynh, địa chỉ để nhờ giúp đỡ. Lưu ý trẻ tuyệt đối không cố tìm cách tự dập lửa hay ngắt điện.

Dạy con cách xử lý khi phát hiện khói từ ổ điện

Tình huống khi người lạ cho bánh kẹo

Một trong những tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quan trọng cha mẹ cần trang bị cho trẻ là không nhận bất cứ thứ gì người lạ cho như bánh kẹo, đồ chơi, thú bông hay thứ mà con yêu thích. Chúng ta cần chia sẻ với con về những tình huống xấu khi con nhận quà từ người lạ.

Trẻ nhỏ hiểu biết còn hạn chế, bé không có khả năng chống trả nên dễ bị người xấu lợi dụng. Hãy dạy trẻ nói không một cách quyết đoán nhưng lịch sự khi người lạ cho đồ. Bởi trong nhiều trường lập, những món quà từ người xấu có chứa chất độc, thuốc mê… khi sử dụng sẽ gây nguy hiểm. Cần trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống người lạ cho đồ cho con để trẻ có thể phòng tránh.

Từ chối khi người lạ cho bánh kẹo, đồ chơi

Xem ngay: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm trong cuộc sống

Học sinh cấp 2 đánh nhau xử lý thế nào?

Học sinh cấp 2 ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi rất dễ bị người khác xúi giục mà thực hiện những hành vi trái pháp luật. Vậy đối với trường hợp học sinh cấp 2 đánh nhau thì sẽ bị xử lý như sau:

Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính với các vi phạm do cố ý.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 41 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT thì hành vi đánh nhau là một trong những hành vi mà học sinh không được làm. Nếu học sinh vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức sau:

- Phê bình trước lớp, trước trường;

- Khiển trách và thông báo với gia đình;

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, tùy tính chất và mức độ gây thương tích mà học sinh cấp 2 đánh nhau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Xin hỏi luật sư, chúng cháu đang học cấp 3 mà đánh nhau, gây thương tích cho bạn thì bị xử lý như thế nào? Chúng cháu chưa thành niên có được pháp luật khoan hồng không?

Đối với các hành vi đánh nhau, gây thương tích cho người khác bị pháp luật cấm. Tùy thuộc theo tính chất mức độ, hành vi, hậu quả có thể bị xử lý hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể trường hợp đủ 14 tuổi trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời bạn và gia đình bạn có trách nhiệm liên đới bồi thường tổn thất về sức khỏe, khám chữa bệnh, tinh thần cho nạn nhân. Đối với học sinh, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT nghiêm cấm học sinh không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

Pháp luật có rất nhiều chính sách khoan hồng cho người chưa thành niên phạm tội, như áp dụng hình phạt án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt thấp hơn so với người trưởng thành, không áp dụng hình phạt tử hình và các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng khi trẻ chưa thành niên phạm tội nhằm giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ vị thành niên sớm trở lại cộng đồng, làm công dân có ích cho xã hội.

Luật sư Đặng Thị Vân Thịnh - Văn phòng Luật sư Kết Nối, Hà Nội

Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: [email protected]

Một trong những phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được đánh giá cao về hiệu quả là sử dụng các tình huống ví dụ cụ thể. Áp dụng hình thức này trẻ sẽ ý thức được việc mình cần làm, cần bảo vệ và hình thành khả năng linh hoạt nếu gặp phải các vấn đề cụ thể trong cuộc sống.

Dạy xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là việc làm cần thiết, cần thực hiện sớm. Dưới đây The Dewey Schools đã tổng hợp 11 tình huống cơ bản mời phụ huynh tham khảo để giáo dục trẻ ngay tại nhà.

Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bị bắt nạt

Gần đây liên tục có nhiều thông tin về các vụ bị bắt nạt, bạo lực học đường tại nhiều trường học trên khắp cả nước. Bởi vậy cha mẹ nên dạy trẻ cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học càng sớm càng tốt. Trẻ cần biết cách quan sát, phân biệt những người bạn tốt và chưa tốt để biết cách tiếp cận và thân thiết. Đồng thời cha mẹ nên dạy trẻ phải tin tưởng vào chính bản thân mình để trực tiếp đối mặt một cách không sợ hãi với bạn xấu hay khi bị trẻ khác bắt nạt.

Tâm lý nói chung của trẻ khi bị bắt nạt là lo lắng, sợ hãi, hoang mang và không biết cách hành xử như thế nào cho phù hợp. Phụ huynh nên giúp con giải quyết các vấn đề này thì trẻ mới có khả năng xử lý tình huống. Trẻ cần được giải thích để nhận thức rõ ràng im lặng hay để mặc bạn xấu bắt nạt, đánh đập đều không phải là cách tốt. Trẻ có thể xử lý tình huống theo một số bước như sau:

Trong trường hợp con mình bị bắt nạt, bạo lực phụ huynh cần bình tĩnh để có biện pháp xử lý thích hợp. Hãy sắp xếp buổi gặp mặt giữa các phụ huynh và trẻ để giải quyết vấn đề, giúp trẻ giải tỏa hiềm khích và xây dựng tình bạn tốt đẹp.

Cách xử lý tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khi trẻ bị bạn xấu bắt nạt

Tình huống trẻ ở nhà một mình và có kẻ đột nhập

Trên thực tế có rất nhiều tình huống cha mẹ phải để trẻ ở nhà một mình. Do đó chúng ta cần dạy trẻ cách xử lý nếu không may có kẻ lạ đột nhập.

Nếu bất ngờ phát hiện có người đột nhập trẻ cần nhanh chóng gọi điện thoại cho cha mẹ hoặc người ưu tiên trong danh bạ để nói về tình huống nguy hiểm. Hoặc gọi cảnh sát 113 và báo cáo ngắn gọn “nhà có trộm, tên bố mẹ, địa chỉ nhà”.

Trường hợp nếu bị nhìn thấy, trẻ cần bình tĩnh không nên phản ứng để tránh trường hợp bị người xấu làm tổn thương. Hãy hợp tác nếu họ đưa ra yêu cầu như ngồi xuống, không được gào khóc… Chờ khi người xấu không chú ý hãy chạy ngay vào căn phòng gần nhất, khóa trái cửa lại và tìm sự giúp đỡ từ hàng xóm, gọi điện thoại cho cha mẹ hay gọi điện thoại cho cảnh sát 113…

Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có người lạ yêu cầu sự giúp đỡ

Giúp đỡ người khác là hành động nhân văn mà trẻ được dạy ở trường học hay ở gia đình. Tuy nhiên dạy trẻ nhận thức việc giúp đỡ người lạ một cảnh tỉnh táo không hề đơn giản. Với tầm nhận thức còn hạn hẹp, trẻ rất khó để nhận thức đâu là tình huống nên hỗ trợ, đâu là tình huống phải tránh xa.

Cha mẹ hãy hướng dẫn cho con một cách đơn giản, dễ hiểu đối với tình huống người lạ yêu cầu giúp đỡ những người đó hoàn toàn có thể tự làm thì con nên từ chối. Hãy chú ý những tình tiết vô lý trong quá trình mà người kahcs nhờ con giúp đỡ. Việc từ chối để đảm bảo sự an toàn cho chính mình là cần thiết, đây không phải là do con không tốt để trẻ không cảm thấy băn khoăn.

Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt

Tình huống kỹ năng sống cho học sinh tiểu học: Người lạ nắm tay không buông

Cha mẹ có thể đưa ra tình huống ví dụ về việc trẻ bị người lạ nắm tay không buông, lôi kéo hay có ý đồ xấu muốn bắt cóc. Hỏi con xem nếu gặp tình huống này con sẽ làm như thế nào.

Sau khi nghe con trả lời phụ huynh đưa ra lời khuyên con nên hét lớn nhờ người khác giúp đỡ. Nếu ở chỗ vắng người bằng mọi cách con cần gây sự chú ý với mọi người xung quanh như cào, cắn, cấu, gào khóc, đấm đá… Khi thoát ra được con cần chạy ngay đến chỗ những người an toàn như cảnh sát, bảo vệ để nhờ họ liên hệ với cha mẹ, người thân.