Khu Quân Sự Ở Hà Nội

Khu Quân Sự Ở Hà Nội

I. Mua áo Quân Sự ở Hà Nội ở đâu rẻ nhất , tiện nhất, uy tín nhất , dễ dàng nhất , chất lượng ổn nhất ?

Sinh viên nào thuộc đối tượng được miễn học quân sự?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được miễn học quân sự (môn học GDQP&AN) như sau:

- Sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;

- Sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;

- Sinh viên là người nước ngoài.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN bao gồm:

- Học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Đồng thời tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về đối tượng được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự bao gồm:

- Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

- Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;

- Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.

Đối với trường hợp tạm hoãn học môn học GDQP&AN, Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học GDQP&AN. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.

Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH bao gồm:

- Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;

- Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì mọi sinh viên đều bắt buộc phải học môn giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học trừ các trường hợp được miễn.

Đối với sinh viên trước đó đã hoàn thành quá trình nghĩa vụ quân sự 2 năm thì vẫn phải học môn học này nhưng sẽ được miễn học các nội dung thực hành kỹ năng quân sự tức chỉ học lý thuyết và miễn thực hành.

Học quân sự ở đại học học những nội dung gì?

Học quân sự là cách gọi ngắn gọn giữa các bạn sinh viên với nhau, theo đúng quy định pháp luật sẽ là học giáo dục quốc phòng và an ninh

Nội dung học quân sự ở đại học học sẽ gồm: 04 học phần chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh với sinh viên đại học

Căn cứ theo Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT thì căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết, cụ thể như sau:

Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn học

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên quốc phòng

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh

Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác

An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng

An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần

Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại

Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội

Điều lệnh đội ngũ từng người có súng

Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự

Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao

Học phần IV: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lựu đạn thường dùng. Ném lựu đạn bài 1

Từng người trong chiến đấu tiến công

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới)

Như vậy, nội dung học quân sự ở đại học học sẽ có 4 học phần.

Học quân sự ở đại học học những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?

Theo Điều 8 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự gồm:

(1) Chiếm đoạt, chiếm giữ, lấn chiếm, xâm nhập trái phép; phá hoại, làm hư hỏng kiến trúc, kết cấu, trang thiết bị của công trình quốc phòng và khu quân sự.

(2) Thu thập trái phép, chiếm đoạt, hủy hoại, làm lộ bí mật hồ sơ, tài liệu, thông tin công trình quốc phòng và khu quân sự.

(3) Sử dụng trái phép, sai mục đích; chuyển mục đích sử dụng, phá dỡ công trình quốc phòng và di dời khu quân sự trái quy định của pháp luật.

(4) Xây dựng, khai thác, đặt thiết bị làm ảnh hưởng đến kiến trúc, kết cấu, công năng sử dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự.

(5) Cản trở, chống đối việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

(6) Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để trục lợi, xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự từ ngày 01/01/2025?

Theo Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự từ ngày 01/01/2025 như sau:

(1) Theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành loại A, loại B, loại C và loại D.

(2) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, bao gồm:

- Công trình quốc phòng gồm công trình chỉ huy, công trình tác chiến, bảo đảm tác chiến; công trình sơ tán thời chiến của Ban, Bộ, ngành trung ương; sân bay quân sự, bến cảng quân sự; hang động tự nhiên được cải tạo hoặc quy hoạch sử dụng cho nhiệm vụ tác chiến, phòng thủ; thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt do lịch sử để lại;

- Khu quân sự gồm khu vực sở chỉ huy các cấp, căn cứ quân sự, khu vực bố trí trận địa chiến đấu, bảo đảm chiến đấu.

(3) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại B phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập của lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ, bao gồm:

- Công trình quốc phòng gồm công trình trường bắn, thao trường huấn luyện;

- Khu quân sự gồm trường bắn, trung tâm huấn luyện, khu vực phục vụ diễn tập quân sự thuộc Bộ Quốc phòng.

(4) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại C phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng, bao gồm:

- Công trình quốc phòng để cất trữ đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật các cấp; cất trữ vật chất hậu cần, xăng dầu phục vụ quân đội; công trình phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị;

- Khu quân sự gồm kho đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; nhà máy, xí nghiệp quốc phòng, cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí, khu vực xử lý tiêu hủy vũ khí, đạn dược.

(5) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại D phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên của quân đội, bao gồm:

- Công trình quốc phòng gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn, nhà bếp, hội trường, nhà chuyên dùng, công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Khu quân sự gồm trụ sở cơ quan quân sự các cấp, doanh trại quân đội, học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, bệnh viện, bệnh xá, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng quân đội, trung tâm văn hóa, thể thao quốc phòng, khu nhà công vụ, bảo tàng quân sự và cơ sở giam giữ.

Bảo tàng quân sự Việt Nam ở đâu?

Từ ngày 01/10/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa cho khách tham quan thử nghiệm tại vị trí mới, địa chỉ:

Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Từ ngày 01/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Tuyến xe buýt điểm đỗ gần Bảo tàng quân sự Việt Nam tại vị trí mới: 71B (BX Mỹ Đình - Xuân Mai); 74 (BX Mỹ Đình - Xuân Khanh); 87 (BX Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai); 88 (BX Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai); 107 (Kim Mã - Làng VH DL các Dân tộc Việt Nam); 157 (BX Mỹ Đình - BX Sơn Tây); E05 (Long Biên - KĐT Smart City); E07 (Long Biên - KĐT Smart City); E09 (CV Nước Hồ Tây - KĐT Smart City).

Bảo tàng quân sự Việt Nam ở đâu? Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự từ ngày 01/01/2025? (Hình từ Internet)