Lời Giới Thiệu Về Giáo Viên

Lời Giới Thiệu Về Giáo Viên

Công ty Du Lịch Phú Sĩ xin gửi lời chào thân ái và trân trọng đến tất cả quý khách. Xin kính chúc qúy khách dồi dào sức khỏe, thành công  trên con đường hội nhập toàn cầu và có những chuyến du lịch thú vị cùng Phú Sĩ Travel. Là Công ty Du Lịch lữ hành, với phương châm hoạt động trong suốt hành trình: “ Nụ cười của quý khách là thành công của chúng tôi”.

Sử dụng Phần mềm đào tạo trực tuyến VnResource LMS Pro – eLearning cho buổi đào tạo nhân viên mới hiệu quả

Việc chỉ có người nói và nhân viên mới ngồi nghe sẽ rất nhàm chán và khiến nhân viên buồn ngủ. Một trong những cách làm cho các buổi đào tạo trở nên hiệu quả hơn đó là sử dụng các công nghệ hỗ trợ như máy chiếu, video… Các thông tin được trình bày cụ thể, sinh động, dễ hiểu, nhờ vậy nhân viên mới sẽ tiếp thu hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm đào tạo trực tuyến, có những chức năng tạo bài giảng chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng sáng tạo như video, hình ảnh, gamification,.. để giúp quá trình học tập được thú vị..

VnResource LMS Pro – eLearning là giải pháp quản trị đào tạo và học trực tuyến toàn diện, giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai các chương trình onboarding hiệu quả.

Nếu doanh nghiệp muốn biết thêm thông tin về Phần mềm đào tạo & Học trực tuyến VnResource LMS Pro – eLearning. Hãy để lại thông tin để đội ngũ tư vấn của VnResource sẽ gửi đến anh chị một buổi tư vấn chuyên sâu hoàn toàn miễn phí. Liên hệ ngay qua hotline: 0914.004.800 hoặc website VnResource.vn để trải nghiệm ngay trong hôm nay những tính năng tuyệt vời mà phần mềm đào tạo trực tuyến mang lại cho doanh nghiệp!

Chuẩn bị bàn làm việc chu đáo cho nhân viên mới

Bàn làm việc là nơi nhân viên mới dành phần lớn thời gian trong ngày làm việc. Do đó, việc chuẩn bị bàn làm việc chu đáo sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp, giúp họ cảm thấy được quan tâm và có động lực để bắt đầu công việc mới một cách suôn sẻ. Cung cấp đầy đủ các vật dụng cần thiết: Máy tính, điện thoại, bút viết, sổ tay, kẹp tài liệu,… Cài đặt sẵn các phần mềm cơ bản: Giúp nhân viên mới có thể bắt đầu công việc ngay lập tức.

Đọc thêm: Cách xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Buổi ăn trưa chào mừng – hơn cả một bữa ăn, đó là sợi dây kết nối giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng, cảm nhận sự ấm áp và trân trọng từ môi trường làm việc mới.

Đối với nhiều người, ngày đầu tiên đi làm luôn ẩn chứa những bỡ ngỡ, lo lắng. Việc tìm kiếm người đồng hành cho bữa trưa đầu tiên có thể trở thành một thử thách, khiến họ cảm thấy e dè và thiếu tự tin. Hiểu được tâm lý này, các cấp Quản lý có thể tổ chức một buổi ăn trưa thân mật tại đơn vị để chào đón nhân viên mới.

Một món quà cho ngày gặp mặt

Ngày gặp mặt đầu tiên là dịp quan trọng để chào đón nhân viên mới hòa nhập vào đại gia đình chung. Để tạo bầu không khí vui vẻ, hào hứng và gắn kết, nhiều doanh nghiệp thường tổ chức các hoạt động thú vị, trong đó có thể bao gồm trò chơi nhỏ và tặng quà cho người chiến thắng.

Một số món quà có thể trao tặng nhân viên: sách chuyên ngành, sách kỹ năng mềm, sổ tay ghi chép, thiệp chúc mừng tự tay làm,…

Mẫu 2: Chào Mừng Thành Viên Mới

Kính gửi toàn thể cán bộ, nhân viên [Tên công ty]!

Hôm nay, [Tên công ty] vô cùng hân hoan chào đón [Tên nhân viên mới] chính thức gia nhập đại gia đình chúng ta với vị trí [Tên vị trí công việc] tại bộ phận [Tên bộ phận].

[Tên nhân viên mới] là một nhân tài trẻ đầy nhiệt huyết và năng động, sở hữu [Mô tả ngắn gọn về năng lực, kinh nghiệm của nhân viên mới]. Chúng tôi tin tưởng rằng với những phẩm chất xuất sắc này, [Tên nhân viên mới] sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc mới và cùng [Tên công ty] chinh phục những mục tiêu cao hơn.

Hãy cùng chung tay chào đón [Tên nhân viên mới] bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất!

Mẫu 1: Lời giới thiệu nhân viên mới qua email

Công ty [Tên công ty] rất vui mừng chào đón bạn chính thức gia nhập đội ngũ nhân viên của chúng tôi với vị trí [Tên vị trí công việc] tại bộ phận [Tên bộ phận].

Như bạn đã biết, [Tên công ty] là [Mô tả ngắn gọn về công ty, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi]. Chúng tôi luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, nơi mỗi cá nhân có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

Tại [Tên công ty], bạn sẽ được giao phó trách nhiệm chính là [Mô tả chi tiết trách nhiệm công việc]. Chúng tôi tin tưởng với năng lực và kinh nghiệm của bạn, bạn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và góp phần vào sự phát triển chung của công ty.

Để hỗ trợ bạn hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc mới, công ty đã bố trí [Tên người hướng dẫn] là người hướng dẫn trực tiếp cho bạn trong thời gian đầu. [Tên người hướng dẫn] sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về công ty, bộ phận, quy trình làm việc và hỗ trợ bạn giải quyết những khó khăn trong công việc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với [Tên bộ phận nhân sự] để được hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, chế độ đãi ngộ và các chính sách của công ty.

Bên cạnh đó, [Tên công ty] cũng tổ chức nhiều hoạt động chào đón và giao lưu dành cho nhân viên mới để giúp bạn hòa nhập nhanh chóng với đồng nghiệp. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và bổ ích tại đây.

Một lần nữa, xin được chào đón bạn đến với [Tên công ty]! Chúng tôi mong muốn bạn sẽ có những đóng góp tích cực cho công ty và cùng nhau phát triển.

Các ý tưởng cho buổi giới thiệu nhân viên mới

Đây là một ý tưởng tuyệt vời để tạo ấn tượng mạnh mẽ và giúp nhân viên mới cảm thấy được trân trọng. Trong buổi nói chuyện ngắn gọn, Giám đốc có thể:

Nhanh chóng hơn, hãy sử dụng Phần mềm Đào tạo & Học trực tuyến VnResource LMS Pro – eLearning đăng tải đoạn giới thiệu công ty cho nhân viên mới vào ngày onboarding, nhân viên có thể học về doanh nghiệp và làm bài kiểm tra về độ nhân diện công ty sau các bài học onboarding. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Kiểm tra nội dung thư trước khi gửi:

Kiểm tra kỹ lưỡng về ngữ pháp, chính tả, dấu câu. Đảm bảo nội dung thư truyền tải đầy đủ và chính xác thông tin. Kiểm tra định dạng thư, đảm bảo dễ đọc và trình bày đẹp mắt.

Trình bày nội dung một cách logic, mạch lạc, dễ hiểu. Có thể sử dụng các tiêu đề, phụ đề để phân chia nội dung rõ ràng. Sử dụng phông chữ dễ đọc, cỡ chữ phù hợp. Có thể sử dụng hình ảnh, biểu tượng để minh họa cho nội dung thư.

Mẫu 6: Chào Mừng Theo Phong Cách “Vượt Khó Vượt Thử Thách”

Chào mừng bạn đến với [Tên công ty], nơi không ngừng khuyến khích tinh thần vượt khó, vượt thử thách để đạt được thành công!

Tại đây, bạn sẽ được đối mặt với những thử thách thú vị, giúp bạn bứt phá giới hạn bản thân và phát huy tối đa tiềm năng của mình. Hãy luôn giữ vững tinh thần ham học hỏi, sáng tạo và cùng chúng tôi chinh phục những đỉnh cao mới!

Hãy nhớ rằng, [Tên công ty] luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục những thử thách và hướng đến thành công.

Mẫu 4: Giới Thiệu Kèm Lời Khen Ngợi – Phong Cách Trân Trọng & Khuyến Khích

Thay mặt ban lãnh đạo và tập thể nhân viên [Tên công ty], tôi xin trân trọng chào đón bạn đến với vị trí [Tên vị trí công việc] tại bộ phận [Tên bộ phận].

Chúng tôi đã theo dõi hồ sơ và đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực [Tên lĩnh vực]. Chúng tôi tin tưởng rằng với những kiến thức và chuyên môn của bạn, bạn sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của [Tên công ty].

Hãy luôn giữ vững tinh thần trách nhiệm, cống hiến và cùng chúng tôi xây dựng [Tên công ty] ngày càng phát triển hơn nữa.

Vì sao HR phải viết lời giới thiệu nhân sự mới?

Lời giới thiệu nhân viên mới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng đầu tiên và hỗ trợ nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc mới. Đây là hành động hữu hiệu giúp truyền tải thông tin cần thiết về công ty, bộ phận, vị trí công việc, đồng thời thể hiện sự chào đón nồng nhiệt và mong đợi của doanh nghiệp đối với nhân viên mới.

Vai trò thiết yếu của thư giới thiệu nhân viên mới:

Tạo ấn tượng đầu tiên hoàn hảo: lời giới thiệu nhân viên mới cần được trau chuốt cẩn thận, chuyên nghiệp sẽ mang đến cho nhân viên mới cảm giác được trân trọng và chào đón, từ đó tạo dựng nền tảng tích cực cho hành trình làm việc tại công ty.

Cung cấp thông tin đầy đủ: Cung cấp cho nhân viên mới những thông tin thiết yếu về công ty, bộ phận, vị trí công việc, thời gian bắt đầu làm việc, địa chỉ làm việc, người hướng dẫn trực tiếp, người hỗ trợ thủ tục nhân sự,… Giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho ngày đầu tiên đi làm và giảm bớt lo lắng, bỡ ngỡ.

Tạo môi trường hòa nhập tích cực: Thể hiện sự quan tâm và mong muốn của công ty trong việc giúp đỡ nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc mới. Điều này tạo động lực cho họ tự tin tham gia, giao lưu và cống hiến cho công ty.

Đọc thêm: Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp mà HR manager cần có

Tuyển dụng hiệu quả cùng phần mềm quản trị nhân sự

Giới thiệu về Khoa Tâm lý - Giáo dục

Địa chỉ: Khoa Tâm lý - Giáo dục, Tầng 2, Nhà A4, Trường Đại học Sư phạm, số 20 - Đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ

Vào mùa thu năm 1966, tại huyện Đại Từ - một vùng chiến khu xưa của tỉnh Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được ra đời. Lúc này đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ rất khốc liệt. Miền Bắc vừa hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, sự ra đời của một trường Đại học Sư phạm là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Trường gồm 7 khoa: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hoá, Sinh và một tổ bộ môn chung trực thuộc trường, trong đó có bộ môn Tâm lý - Giáo dục. Đến năm 1970, trường dời từ huyện Đại Từ về khu Mỏ Bạch, TP Thái Nguyên.

Từ ngày đầu thành lập, trong suốt những năm tháng chiến tranh, cán bộ giảng dạy tổ bộ môn Tâm lý - Giáo dục đã cố gắng vượt bậc, vượt qua khó khăn gian khổ, tham gia tốt vào hoạt động đào tạo của nhà trường. Các thế hệ sinh viên lần lượt trưởng thành. Những tri thức về lĩnh vực Tâm lý - Giáo dục trở thành một phần của "hành trang" nghề nghiệp, giúp họ thành công trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Ngày 26 tháng 03 năm 1996, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên ra quyết định thành lập Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của khoa Tâm lý - Giáo dục.

Từ năm 1996 đến nay khoa Tâm lý - Giáo dục ngày một lớn mạnh. Cùng với việc góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông và hệ cử nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của trường và Đại học Thái Nguyên, khoa Tâm lý - Giáo dục đã đào tạo được nhiều cán bộ giảng dạy chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục cho các trường Cao đẳng và Đại học, đào tạo cán bộ có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực Quản lý giáo dục, Giáo dục học. Khoa Tâm lý - Giáo dục nói riêng, trường ĐH Sư phạm nói chung đã cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của nước nhà nhiều nhà Giáo dục, Quản lý Giáo dục, cán bộ khoa học tâm huyết và giàu năng lực, nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị…

Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhờ sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo trường và Đại học, đặc biệt nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ thầy trò khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa đã thực sự góp phần vào quá trình phát triển chung của trường ĐH Sư phạm, đồng thời góp phần thực hiện tốt sứ mệnh của nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

1. Thời kỳ tiền thân của Khoa Tâm lý - Giáo dục

Vào mùa thu năm 1966, tại huyện Đại Từ - một vùng chiến khu xưa của tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được ra đời. Lúc này đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ rất khốc liệt. Miền Bắc vừa hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình đó, sự ra đời của một trường Đại học Sư phạm là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Trường gồm 7 khoa: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh và một số tổ bộ môn chung trực thuộc trường, trong đó có bộ môn Tâm lý - Giáo dục (tiền thân của Khoa Tâm lý - Giáo dục ngày nay). Năm học đầu tiên Tổ chỉ có 2 cán bộ trong biên chế và một cán bộ biệt phái. Tổ trưởng đầu tiên là thầy Phùng Đức Hải. Từ năm 1966 - 1975, cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Cũng như các Khoa khác trong Trường, Tổ Tâm lý - Giáo dục đã trải qua những chặng đường sơ tán về vùng nông thôn đầy gian khổ. Chính trong thời gian ấy Tổ đã trưởng thành, vững bước đi lên, phấn đấu dạy tốt, làm tốt công tác dân vận, “bám lớp, bám dân” trong tình yêu thương, đùm bọc của bà con huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên). Cũng chính trong thời gian này, Tổ đã biên soạn nhiều tài liệu giảng dạy, học tập về Tâm lý học, Giáo dục học. Một số công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, lý luận dạy học, giáo dục hướng nghiệp … cũng được triển khai. Cùng với nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Tổ đã cử một số cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Một số thầy cô sau này trở thành các nhà khoa học đầu ngành như thầy Nguyễn Văn Hộ, thầy Đặng Danh Ánh…

Sau năm 1975, hòa cùng không khí thống nhất hai miền Nam - Bắc, Tổ Tâm lý - Giáo dục tích cực giảng dạy, góp phần vào hoạt động đào tạo chung của Trường; tiếp tục cử cán bộ đi học tập và bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài nhằm phát triển và kiện toàn đội ngũ. Năm 1991, do có sự đổi mới về giáo dục, trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc được sáp nhập vào trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Tổ Tâm lý - Giáo dục được bổ sung thêm số cán bộ của Tổ Tâm lý - Giáo dục trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc.

2. Thời kỳ thành lập Khoa (từ năm 1996 đến nay)

Đáp ứng yêu cầu phát triển, ngày 26 tháng 3 năm 1996, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên ra quyết định thành lập Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đánh dấu một chặng đường phát triển mới. Trưởng khoa đầu tiên là TS. Phan Hữu Tham.

Từ năm 1996 - 1998, Khoa tập trung xây dựng chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý - Giáo dục. Năm học 1999 - 2000 là năm khởi đầu của hệ đào tạo 4 năm đối với sinh viên chuyên ngành của Khoa. Trong những năm đầu này, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo hệ cử nhân của Trường, Khoa đã liên kết với khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở lớp đào tạo thạc sĩ Tâm lý học và Giáo dục học nhằm phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trẻ của Khoa.

Từ năm 2000 – 2005, để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng phát triển của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong thời kỳ mới, Khoa Tâm lý - Giáo dục nỗ lực xây dựng chương trình đào tạo sau đại học và đã thành công trong việc mở mã ngành đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học. Năm 2004, với sự thành công trong việc mở mã ngành đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục, Khoa Tâm lý - Giáo dục trở thành một trong những Khoa đầu tiên của Trường có đào tạo trình độ tiến sĩ. Đây cũng là thời kỳ Khoa đã có những thay đổi đáng kể trong công tác đào tạo do Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Tiếp tục phát triển chương trình đào tạo sau đại học, năm 2006, Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.Trong thời kỳ này, lực lượng đội ngũ cán bộ của Khoa đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Khoa đã và tiếp tục đào tạo 11 khóa chính quy trình độ cử nhân Tâm lý – Giáo dục, 10 khóa trình độ Thạc sĩ Giáo dục học, 4 khóa trình độ Thạc sĩ Quản lý giáo dục và 6 khóa trình độ tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục. Ngoài ra, Khoa còn đào tạo trình độ cử nhân Quản lý giáo dục hệ vừa làm vừa học. Cũng trong thời kỳ này, Khoa nỗ lực triển khai đề án mở chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ Quản lý giáo dục.

Với sự nỗ lực liên tục của cán bộ, giảng viên trong Khoa, năm 2012, khoa Tâm lý- Giáo dục chính thức được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ Quản lý giáo dục.Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học, Khoa còn trực tiếp giảng dạy các lớp nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên phổ thông và giảng viên đại học. Bên cạnh sự nỗ lực về hoạt động đào tạo, Khoa còn đạt được nhiều thành tích về lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tính đến thời điểm này, Khoa đã và đang thực hiện hơn 30 đề tài cấp Bộ và cấp Bộ trọng điểm. Năm học 2010 – 2011, Khoa vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cũng trong thời kỳ này, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, song song với việc tích cực thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, Khoa Tâm lý - Giáo dục tập trung xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo hệ cử nhân sư phạm Tâm lý - Giáo dục theo định hướng POHE - đào tạo gắn với việc làm; chương trình đào tạo thạc sĩ theo 2 hướng: Nghiên cứu và ứng dụng; chương trình bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ Quản lý giáo dục dành cho cán bộ quản lý các cấp, bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên, bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội … Mặt khác, Khoa đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ. Số cán bộ trẻ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, số cán bộ có học hàm phó giáo sư được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh và trưởng thành của Khoa.

Năm học 2015 - 2016, để kiện toàn tổ chức, nhằm đáp ứng yêu cầu của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong thời kỳ mới, Khoa Tâm lý  - Giáo dục được cơ cấu lại thành 2 bộ môn: Khoa học Giáo dục và Tâm lý học. Năm 2018, cùng với việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, Khoa đã xây dựng thành công ba chương trình mới. Trong đó có hai chương trình đào tạo cử nhân: Cử nhân Quản lý giáo dục và cử nhân Tâm lý học trường học; Một chương trình bồi dưỡng giáo viên: Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Hiện tại Khoa đang tích cực triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động có liên quan đến việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Cùng với việc góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông và hệ cử nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Trường và Đại học Thái nguyên, Khoa Tâm lý - Giáo dục đã đào tạo được nhiều cán bộ giảng dạy chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục cho các trường Cao đẳng và Đại học; đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các lĩnh vực: Quản lý giáo dục, Giáo dục học. Hơn 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Trường và Đại học Thái Nguyên, đặc biệt nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ thầy trò, Khoa Tâm lý - Giáo dục đã không ngừng lớn mạnh, góp phần vào quá trình phát triển chung của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

IV. SỨ MẠNG - TẦM NHÌN - GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Khoa Tâm lý – Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng các chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn và tham vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng, nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học, Khoa học giáo dục phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Tầm nhìn

Đến năm 2030, Khoa Tâm lý – Giáo dục là cơ sở đào tạo hàng đầu trong cả nước về Tâm lý học và Khoa học giáo dục, nghiên cứu về chương trình đào tạo và ứng dụng khoa học giáo dục đạt trình độ ngang tầm với các cơ sở khác trong khu vực Đông Nam Á; có môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp và đặc trưng  vùng, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển.

3. Giá trị cốt lõi: ĐOÀN KẾT, KIẾN TẠO, CHẤT LƯỢNG, HỘI NHẬP

- Đào tạo Đại học; Sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ).

- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm; Nghiệp vụ Quản lý giáo dục; Nghiệp vụ Công tác Đoàn - Đội.

- Nghiên cứu khoa học. 2. Nhiệm vụ

- Đào tạo giảng viên giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học cho trường Cao đẳng, Đại học và các cơ sở giáo dục khác.

- Đào tạo cán bộ nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học cho các cơ sở nghiên cứu; chuyên gia tư vấn, tham vấn tâm lý - giáo dục, tư vấn tâm lý học đường; nhân viên công tác xã hội trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.

- Đào tạo cán bộ, chuyên viên trong các tổ chức đoàn thể, các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên các cấp của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

- Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành: Giáo dục học, Quản lý giáo dục.

- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho giáo viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học; Nghiệp vụ Quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Nghiệp vụ tư vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học, THCS, THPT; Nghiệp vụ Công tác Đoàn - Đội cho sinh viên, giáo viên, cán bộ, chuyên viên...

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp thuộc lĩnh vực: Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục... nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Nghiên cứu xây dựng, phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động đào tạo đại học, sau đại học, chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học nhằm phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo hiện nay.

* Các hoạt động đáp ứng nhu cầu xã hội

- Tư vấn, tham vấn tâm lý - giáo dục cho các tổ chức, trường học, cá nhân có nhu cầu.

- Thực hiện công tác xã hội trong trường học và cộng đồng.

- Giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Hiện tại Khoa có 17 cán bộ. Trong đó:

- Có 04 cán bộ, giảng viên có học hàm Phó giáo sư

- Có 06 cán bộ, giảng viên có học vị Tiến sĩ

- Có 07 cán bộ, giảng viên có học vị Thạc sĩ

- Số cán bộ có chức danh giảng viên cao cấp: 05

- Số cán bộ có chức danh giảng viên chính: 05

- Số cán bộ đang đi học nghiên cứu sinh: 04.

Ngoài ra, còn có GS.TS.NGƯT. Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên hiện đang sinh hoạt chuyên môn tại Khoa.

VI. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC, TÂM LÝ HỌC​

Tâm lý học, Giáo dục học đang được xem là ngành “Hot” và rất cần nhân lực trong một vài năm gần đây. Trên thực tế, với những kiến thức chuyên ngành được đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

1. Nhà giáo: Giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học trong các Trường chuyên nghiệp; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài Tỉnh; Giảng dạy Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

2. Nhà nghiên cứu: Các nhà tâm lý học làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng; tham gia vào việc hoạch định các chính sách liên quan đến đời sống tâm lý được ứng dụng trong các hoạt động quản trị, kinh doanh v.v… ; Tham gia vào các dự án, các chương trình của các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ v.v…

3. Nhà tư vấn học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn. Công việc chính của họ là tham gia vào việc phòng ngừa hoặc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; Là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân sau khi ra trường.

4. Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện, các trung tâm trị liệu tâm lý khác với vị trí trị liệu tâm lý, hỗ trợ cho các bác sỹ. Đôi khi họ có thể làm việc độc lập. Họ giúp cho người có nhu cầu trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài (mâu thuẫn với người khác) cũng như những khó khăn tâm lý mang tính nội sinh. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý còn có thể làm công việc phát hiện, can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối nhiễu tâm trí, trẻ rối loạn cảm xúc..…

5. Chuyên viên tham vấn: Các chuyên viên tham vấn có môi trường làm việc rất rộng, tại các trung tâm tư vấn, các công ty, các đường dây tư vấn nóng như 1080, 1088, 1900… hoặc các dự án phi chính phủ v.v… Công việc của các chuyên viên tư vấn thường liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình, các mối quan hệ xã hội... Công việc của họ thường là gặp gỡ, trò chuyện để giúp cho người có nhu cầu nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm ra được cách giải quyết phù hợp nhất.

6. Nhà tư vấn tuyển dụng: Giúp các nhà quản lí trường học, quản lý doanh nghiệp… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.

7. Nhân viên công tác xã hội: Tham gia cộng tác với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài Tỉnh như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Lao động - Thươnng binh và xã hội, Đài phát thanh, Truyền hình…

Việc giới thiệu nhân viên mới cho tập thể là một nghi thức quan trọng, góp phần tạo ấn tượng đầu tiên và thúc đẩy sự hòa nhập của họ vào môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện hiệu quả. Bài viết này, VnResource sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, từ đó tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự gắn kết và thành công của nhân viên mới.